Quảng Ngãi: Làm giàu trên dòng sông Trà Khúc từ nghề nuôi cá lồng
Lợi thế có dòng nước chảy quanh năm mà gần 40 hộ dân ở đội 9, thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đang có thu nhập cao, ổn định nhờ nuôi cá chình, cá trắm cỏ trong lồng trên dòng sông Trà Khúc.
Trước đây, lồng nuôi cá chủ yếu được làm bằng tre có sẵn ở địa phương, nhưng những năm gần đây, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp và khắc nghiệt, lồng nuôi cá làm bằng tre dễ bị nước lũ làm hư hỏng và cuốn trôi, gây thiệt hại cho người dân. Vì vậy hiện nay, phần lớn người dân nơi đây đã thay thế lồng tre bằng lồng khung sắt bọc inox kiên cố hơn rất nhiều, lại thuận lợi hơn trong việc di chuyển lồng mỗi mùa mưa bão.
Ra đến vị trí đặt lồng nuôi cá của gia đình ông Thu, chúng tôi thấy có 4 lồng được neo cố định, trong đó có 2 lồng (20m3/lồng) đang nuôi khoảng 5.000 con cá trắm cỏ, 1 lồng (8m3) đang nuôi 50 con cá chình và 1 lồng (8m3) đang nuôi gần 1.000 con cá chạnh lấu. Cá được nuôi quanh năm và cứ đến dịp Tết đến xuân về, sau khi ăn Tết nguyên đán, vào ngày 2 tháng 1 âm lịch, ông Thu cùng tất cả người nuôi cá lồng ở xã Tịnh Sơn lại vớt cá lên bán dọc theo quốc lộ 24B. Đây cũng là điểm đặc biệt riêng của vùng nuôi cá lồng ở xã Tịnh Sơn.
Ông Thu cho biết: “Cá trắm cỏ phải có trọng lượng từ 2kg/con trở lên mới bán được. Vì vậy, sau khi thu hoạch, số cá còn lại sẽ được dồn vào một lồng nuôi riêng, đồng thời mua thêm cá giống mới thả vào các lồng khác. Năm nay gia đình tôi thu được gần nửa tấn cá trắm cỏ với giá bán 120.000 đồng/kg nên cũng thu được hơn 50 triệu đồng”.
Riêng cá chình thì cứ đến thời điểm thu hoạch, mỗi con có trọng lượng từ 1kg trở lên là có thương lái đến tận nhà thu mua, hiện cá chình có giá từ 480 – 500 nghìn đồng/kg. Gia đình ông Thu cũng bỏ túi thêm 30 triệu đồng tiền bán cá chình.
Khi được hỏi về chi phí nuôi cá lồng, ông Thu cười nói: Người nuôi cá lồng ở xã Tịnh Sơn chỉ tốn tiền làm lồng và tiền mua cá trắm cỏ giống, còn cá chình giống được người dân thả lưới đánh bắt ngoài tự nhiên về nuôi. Về thức ăn cho cá, người dân thường bỏ công đi cắt cỏ cho cá trắm cỏ và đi thả lưới trên sông Trà để bắt tôm, cá ngoài tự nhiên làm thức ăn cho cá chình.
Kinh nghiệm nuôi cá lồng được ông Thu chia sẻ, trước tiên phải yêu nghề; thứ hai, phải chịu khó vệ sinh lồng nuôi, định kỳ bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng; Buộc túi vôi ở các góc lồng đầu dòng chảy để phòng bệnh cho cá; Đặc biệt vào mùa mưa lũ, phải nhanh chóng di chuyển lồng nuôi cá đến vị trí an toàn và neo, cột chặt lồng nuôi cá tránh bị dòng nước cuốn trôi mất.
Để giúp người dân nuôi cá lồng xã Tịnh Sơn tiếp cận và nắm bắt quy trình kỹ thuật nuôi các loài thủy đặc sản nước ngọt mới, tháng 4/2019, ông Thu được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cấp thả 1.200 con cá chạch lấu giống nuôi trong 1 lồng 8m3, nguồn giống được lấy từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sau hơn một năm thả nuôi, hiện tại cá đang phát triển tốt và đạt trọng lượng 300 – 400 gram/con. Vì đây là lần đầu tiên ông nuôi đối tượng này nên vấn đề về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm còn hạn chế. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu năm nay quá khắc nghiệt, hạn hán kéo dài làm cho mực nước sông Trà Khúc xuống thấp mà cá chạch lấu thì thích hợp ở môi trường nước chảy và mật độ thả thưa nên tỷ lệ sống chỉ khoảng 60 – 65%. Hiện tại có một số thương lái đến hỏi mua với giá 300.000 đồng/kg nhưng gia đình chưa muốn xuất bán vì chờ cho cá đạt kích thước đồng đều hơn.
Từ nhiều năm nay, nhờ mạnh dạn thay đổi từ lồng nuôi cá làm bằng tre sang làm lồng nuôi cá bằng khung sắt bọc inox, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nghề nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Sơn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi./.
(Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”(Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ