Quy trình kỹ thuật thi công hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá sử dụng vật liệu CPF (composite – polyurethane foam)
Ngày 17/8/2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT về Quy trình kỹ thuật thi công hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá sử dụng vật liệu CPF (composite – polyurethane foam) của tác giả Nguyễn Siêu. Xin giới thiệu nội dung tiến bộ kỹ thuật này.
Hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá sử dụng vật liệu CPF đảm bảo độ kín nước, tăng khả năng giữ nhiệt, giảm chi phí nước đá và giảm tổn thất chất lượng sản phẩm khai thác trên tàu.
Quy trình kỹ thuật thi công hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá sử dụng vật liệu CPF gồm năm bước:
1. Khảo sát, thiết kế hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu CPF
Cán bộ kỹ thuật thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về: i) Nghề khai thác (ngư cụ và phương pháp khai thác, khu vực hoạt động, đối tượng khai thác chủ yếu, thời gian chuyến biển); ii) Tàu (thiết kế đường hình tàu, kích thước vỏ, độ dày vỏ tàu, máy tàu, hệ thống an toàn hàng hải tàu) để lập bản vẽ thiết kế mới hoặc thiết kế cải hoán hầm bảo quản sản phẩm trên tàu.
Bản vẽ thiết kế hầm bảo quản đảm bảo chi tiết như sau:
Chú thích trên bản vẽ thiết kế hầm bảo quản:
I. Trần Khoang: 1. Sườn tàu; 2. Xương composite 100x50x5 (mm); 3. Sống dọc boong; 4. Tôn mặt boong 10mm; 5. Polyurethane foam 200mm; 6. Tấm composite dày 5mm.
II. Mặt đáy: 7. Tấm composite 5mm; 8. Tôn đáy hầm bảo quản; 9. Xương composite 100x50x5 (mm); 10.Polyurethane foam 150mm.
III. Vách 2 mạn: 11.Tôn vách mạn 10mm; 12. Xương composite 100x50x5(mm); 13. Sườn tàu; 14. Vít Inox sus 304; 15. Tấm composite 5mm; 16. Polyurethane 200mm.
IV. Vách ngang: 17. Tôn vách ngăn 5mm; 18. Polyurethane 100mm; 19.Xương composite 100x50x5(mm); 20. Tấm composite dày 5mm.
2. Lựa chọn vật liệu, vật tư
a) Vật liệu composite: Composite được đúc thành tấm có chiều dày ≥5mm bề mặt phủ Gelcoat dày 1mm với yêu cầu các thông số kỹ thuật:
– Nhựa nền: Nhựa chịu bền hóa
– Vật liệu cốt: Sợi thủy tinh bền hóa
– Tính đàn hồi: Đàn hồi tốt
– Độ bền nén trung bình: 3.512kg/cm2
– Độ bền uốn trung bình: 1.236kg/cm2
– Độ bền kéo trung bình: 1.650kg/cm2
– Độ ăn mòn trong NaCL 10% với 48h: Không phát hiện.
– Độ ăn mòn trong NaOH 10% với 48h: 0,04gam/m2
– Độ ăn mòn trong HCL 10% với 48h: 0,02gam/m2
Bề mặt phủ lớp Gelcoat dày 1mm tạo độ bóng, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì sản phẩm được bảo quản sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt Gelcoat này.
b) Vật liệu polyurethan: Chiều dày Polyurethane foam (PU FOAM)
Hầm bảo quản lạnh (nhiệt độ bảo quản > – 30 độ C) độ dày Pu foam 12 -20cm trung bình 15cm. Hầm cấp đông nhiệt độ cấp đông < -30 độ C chiều dày Pu foam ≥ 20cm. Yêu cầu thông số kỹ thuật của vật liệu PU FOAM như sau:
– Tỉ trọng: 50- 65kg/m3
– Khả năng chịu nhiệt: – 60 độ C đến 80 độ C
– Hệ số dẫn nhiệt: 0,019 – 0,023 W/m.k
– Tính thấm nước: < 3%
Tùy theo nghề khai thác và thời gian chuyến biển, cán bộ thiết kế sẽ lựa chọn vật liệu CPF có tỷ trọng và độ dày phù hợp.
c) Xương chịu lực của hầm: Xương chịu lực của các tấm composite làm bằng thanh composite hình hộp chữ nhật có kích thước 50 x 50 x5 (mm) chiều dài theo bản vẽ thiết kế của hầm tàu.
d) Đinh vít: Dùng đinh vít Inox sus 304 chiều dài 30-40mm, đường kính 3mm để cố định tấm composite với khung xương.
e) Chấu thép: Chấu thép là phần kết nối giữa khung xương composite với vỏ tàu bằng thép rộng 50 x 5(mm) chiều dài theo bản vẽ thiết kế.
3. Chuẩn bị thi công
– Đưa tàu lên đà, nơi có vị trí thông thoáng, có nhiều nắng mặt trời. Có thể thi công tàu ở dưới nước nhưng đảm bảo nơi neo đậu tàu phải thuận lợi để vận chuyển vật tư thi công cũng như máy móc thiết bị.
– Chuẩn bị hệ thống che, đậy khu vực thi công để đảm bảo không bị ngấm nước mưa, sóng biển, bụi bẩn,…
– Chuẩn bị mặt bằng thi công, hệ thống cấp điện, máy móc thiết bị đầy đủ.
– Chuẩn bị vật tư hóa chất theo đúng thiết kế.
– Chuẩn bị hệ thống thông gió tốt để đảm bảo đầy đủ dưỡng khí cho công nhân thi công.
– Kiểm tra và đảm bảo độ kín nước tuyệt đối của toàn bộ thân vỏ tàu.
– Vệ sinh sạch sẽ mặt trong của vỏ tàu nơi tiếp xúc với PU FOAM. Tàu vỏ thép phải đánh sạch rỉ và sơn 2 lớp sơn chống rỉ trước khi phun polyurethane.
4. Thi công hầm bảo quản sản phẩm sử dụng vật liệu CPF
a) Việc thi công hầm bảo quản phải đúng theo bản vẽ thiết kế.
Thi công lần lượt các chi tiết từ thân vỏ tàu đến lớp bề mặt hầm bảo quản theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Ghép xương tàu: Từ mặt trong của vỏ tàu theo bản vẽ thiết kế, tiến hành hàn các chấu sắt (tàu vỏ thép), bắt các chấu sắt vào khung xương tàu (tàu vỏ gỗ, vỏ composite).
Bước 2: Lắp ráp khung xương chịu lực: Sau khi lắp ráp xong các chấu sắt, tiến hành lắp ráp các khung xương chịu lực composite chữ hộp (50x50x5mm).
Bước 3: Thi công vách cách nhiệt CPF: Lắp ghép tấm composite dày khoảng 5mm phủ lên toàn bộ hệ thống khung xương chịu lực. Các mạch ghép tấm composite phải được dán kín bằng nhựa và sợi thủy tinh để đảm bảo độ kín nước tuyệt đối.
Chằng chống các vách hầm tránh bị biến dạng: Để đảm bảo trong quá trình thi công sự giãn nở của polyurethane không làm biến dạng vách hầm ta phải gia cố chịu lực cho vách hầm bằng ván cốt pha và cọc chống.
Bước 4: Phun Pu foam: Tạo hỗn hợp Polyol và Isocyanate bằng máy phun chuyên dụng với nguyên lý va đâp thủy lực giữa 2 dòng chất lỏng mục đích tăng độ tiếp xúc giữa 2 chất Polyol và Isocyanate từ đó tăng độ phản ứng giữa hai chất lên trên 98% mới đạt yêu cầu, nhiệt độ của hóa chất khi thi công phải đạt từ 28-350C, Tỷ lệ phối trộn giữa 2 chất đảm bảo Polyol và Isocyanate là 1:1,15 (kg). Phải phun đầy Pu foam trong toàn bộ không gian vách cách nhiệt.
Bước 5: Tháo dỡ cốt pha và vệ sinh hầm bảo quản: Sau khi thi công xong khoảng 8 giờ chúng ta có thể tháo ván cốt pha cọc chống và dọn vệ sinh sạch sẽ hầm.
b) Kiểm tra độ kín nước và cách nhiệt
b.1. Sau thời gian kết thúc thi công khoảng 24 giờ, bơm đầy nước vào hầm để kiểm tra độ kín nước của hầm bảo quản. Nếu hầm bị rò rỉ phải xác định chỗ bị rò và khắc phục ngay. Nguyên nhân có thể:
– Thiếu PU FOAM: phải bơm bổ sung;
– Mạch nối tấm composite không đảm bảo kín nước: phải mài kỹ chỗ hở và dán bổ sung nhựa và sợi thủy tinh vào chỗ bị hở.
b.2. Sau khi đã kiểm tra lại độ kín một lần nữa, phủ Gelcoat lên phần dán bổ sung.
b.3. Kiểm tra độ cách nhiệt của hầm: Sau khi thử kín nước của hầm chúng ta tiến hành thử cách nhiệt cho hầm có thể bằng nước đá hoặc bằng máy lạnh:
– Thử bằng nước đá: đo độ tiêu hao của nước đá với thời gian từ 10-30 ngày.
– Thử bằng máy lạnh: Sau khi hạ nhiệt độ của hầm bảo quản xuống một nhiệt độ nhất định, tắt máy lạnh để sau thời gian 6 giờ xem nhiệt độ phòng tăng lên bao nhiêu.
– Lỗi thường gặp:
+ Pu foam không điền đầy vách cách nhiệt: Tiến hành khoan lỗ và phun bổ sung.
+ Vách hầm bảo quản có chứa nước dẫn đến chất Polyol bị hòa tan trong nước từ đó phản ứng giữa 2 chất bị thay đổi tỷ lệ và chất pufoam bị hỏng: Trường hợp này bắt buộc phải tháo bỏ hầm thi công lại từ đầu.
+ Hai chất polyol và Isocyanate phối trộn sai tỷ lệ cũng làm hỏng chất foam được tao ra, nếu chất foam bị mềm hoặc giòn: cả hai trường hợp này bắt buộc phải tháo bỏ hầm và thi công lại từ đầu.
5. Vận hành, duy tu và bảo dưỡng:
– Tránh những va đập mạnh lên bề mặt CPF ở đáy hầm hoặc xung quanh vách hầm làm vỡ kết cấu của Pu Foam gây thấm nước giảm khả năng cách nhiệt theo thời gian. Vì vậy khi xếp các khay sản phẩm vào hầm, yêu cầu làm nhẹ nhàng và các khay cần ken kín nhau tránh bị xô dẩy khi sóng to gió lớn.
– Hạn chế dùng nhiệt độ vượt quá 80 độ C với vật liệu CPF để tránh biến dạng và giảm khả năng cách nhiệt.
– Vật liệu composite, CPF có độ bền cao, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, chất thải trong quá trình thi công, thay thế phải được thu gom, vận chuyển, xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
6. Qui trình kỹ thuật bảo quản sản phẩm
a) Phân loại sản phẩm
Cá sau khi đánh bắt được phân loại theo theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ
– Cá xuất khẩu
– Mực ống
– Các loại cá khác
b) Làm sạch sản phẩm
Dùng nước biển để rửa sạch sản phẩm trước khi xếp vào các khay bảo quản. Với những loại cá có kích thước lớn cần được làm lạnh nhanh bằng thùng nước biển lạnh với nhiệt độ trong khoảng từ 0 – 0,5 độ C, thời gian ngâm thông thường từ 1-3 giờ tùy theo kích thước cá lớn bé khác nhau.
c) Cho cá vào khay
Để tránh cá bị dập nát khi xếp trong hầm bảo quản thì cá sau khi được làm sạch và làm lạnh nhanh được xếp vào các khay nhựa theo từng chủng loại cá.
d) Xếp khay cá vào hầm bảo quản
Trước khi xếp các khay cá vào hầm, rải lớp đá lạnh dày 20cm dưới đáy hầm sau đó ta lần lượt xếp các khay cá vào hầm. Sau một lớp khay, rải một lớp đá phía trên nắp các khay với chiều dày từ 10 – 15cm. Trên cùng phủ một lớp đá dày khoảng 20cm. Tỷ lệ ướp cá bằng nước đá là 1,5 đá : 1 cá.
đ) Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra sản phẩm hàng ngày nếu thấy thiếu đá phải bổ sung thêm để đảm bảo đủ độ lạnh bảo quản trong hầm.
e) Bốc sản phẩm ra khỏi hầm bảo quản và vệ sinh sạch sẽ hầm bằng nước ngọt hoặc bằng nước biển, chùi cọ sạch sẽ những sản phẩm còn dính ở bề mặt composite để hầm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
(Theo TT Khuyến nông Quốc gia)
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2% -
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc -
Ngành nông nghiệp nỗ lực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất sau bão số 3 -
Thúc đẩy ứng dụng thiết bị máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp
- Sơn La: Quyết liệt, chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
- Hội hỗ trợ, nông dân Trà Vinh hào hứng trồng dưa leo an toàn sinh học
- Ngân hàng Thế giới xúc tiến ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải hỗ trợ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp”
- Các đơn vị, cá nhân ủng hộ gần 170 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản và chăn nuôi
- 'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3'
- Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu
- Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang