Sạt lở đèo Bảo Lộc: Cảnh tỉnh từ canh tác nông nghiệp ngoài quy hoạch
Đồi sầu riêng được xác minh là của một người đàn ông cư trú trong khu vực, trồng từ năm 2019, trên khu vực đất lâm nghiệp. Việc canh tác này, được thực hiện bằng cách dẫn nước tưới từ các dòng suối xung quanh về vườn sầu riêng, không có hiện tượng khoan giếng ngầm tại chỗ.
Do đó, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cho rằng, không có cơ sở đánh giá, nhận định vụ sạt lở là do việc canh tác ở đồi sầu riêng gây ra. Các phân tích cho thấy dù phần lớn lượng đất đá trôi sụt, đổ xuống vùi lấp trạm CSGT và cắt đứt đường giao thông qua đèo, là từ đồi sầu riêng này, song điều này không có nghĩa trách nhiệm chính liên quan đến quy trình canh tác sầu riêng.
Tuy nhiên, theo quan sát phản ảnh của nhiều hộ dân sống quanh khu vực đèo Bảo Lộc, câu chuyện sạt lở đất ở cung đường đèo này rất đáng quan tâm bởi có liên quan đến những hoạt động canh tác nông nghiệp nằm ngoài quy hoạch tại địa phương. Một số người dân cho rằng, nếu không sớm có những cảnh tỉnh và can thiệp cần thiết, để kiểm soát lại tình hình khai thác các vạt đồi tại khu vực này, để trồng các loại cây trồng nông nghiệp ngoài lâm sản, những hiểm họa về sạt lở đất sẽ tiếp tục diễn ra nơi đây.
Một doanh nhân có tham gia hoạt động du lịch từ Đà Lạt về TP.HCM thường xuyên cho biết, khu vực xung quanh đèo Bảo Lộc, trong hơn 5 năm qua đã có những dấu hiệu bất ổn về khai thác đất rừng. Nhiều khu vực rừng nguyên sinh ở đây đã bị đốn hạ, dành đất cho các dự án đầu tư canh tác chuyên sâu các loại nông sản giá trị, đặc biệt là trồng sầu riêng. Phương thức canh tác của các chủ đất, là chặt hạ hết cây rừng, “cạo phẳng hết mặt đất để trồng sầu riêng, tạo nên những khu vực dốc trống rất nguy hiểm. Ngay ở đỉnh đèo Bảo Lộc nhìn sang đối diện, người ta đều sẽ thấy rõ quang cảnh này”. Doanh nhân này chia sẻ như vậy, và nhìn nhận, với cách đầu tư mua đất, tổ chức canh tác không đúng các yêu cầu bảo vệ môi trường, cảnh quan như vậy, hiện tượng xói lở đất khi có mưa lũ tại địa bàn sẽ rất phổ biến.
Ghi nhận từ những người dân sở tại cho thấy, trào lưu khai thác quỹ đất lâm nghiệp ở khu vực đèo Bảo Lộc, xuôi xuống thành phố Bảo Lộc đã bùng nổ trong nhiều năm qua. Với lợi thế của một vùng đất nổi tiếng về trà, cùng các loại nông sản giá trị cao, Bảo Lộc sau khi thành thành phố đã nhanh chóng thu hút nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM lên tham gia sở hữu đất dự án lâm nghiệp và làm trang trại nông nghiệp. Khu vực đèo Bảo Lộc theo đó cũng được nhiều nhà đầu tư nhắm đến, với hình thức phổ biến nhất là thành lập các trang trại chuyên canh nông nghiệp phối hợp làm cảnh quan sinh thái và khai thác du lịch canh nông. Từ đó, một lượng lớn diện tích đất lâm nghiệp quanh đèo tự nhiên chuyển hóa thành chuyên canh nông sản, biến đổi thành đất canh tác nông nghiệp.
Điều này có nghĩa nhiều dự án đầu tư tại đây hoàn toàn không nằm trong quy hoạch đất đai của địa phương. Đáng quan tâm là cách thức canh tác nông nghiệp ở các dự án chuyên canh về nông sản là rất khác biệt với cách thức và các tiêu chí trồng rừng lâm nghiệp. Thể hiện rõ nét nhất là việc canh tác nông nghiệp sẽ xóa bỏ phần lớn diện tích thảm thực vật tự nhiên vốn có ở các rừng nguyên sinh và cần được bảo vệ, tái tạo ở rừng trồng. Phương thức canh tác chỉ tập trung vào cây trồng giá trị, loại bỏ những giống loại cây trồng khác dễ dẫn đến nguy cơ xói mòn mặt đất tự nhiên. Trong trường hợp địa hình khu vực đồi dốc, việc canh tác như vậy thật sự bất ổn và báo hiệu những hiểm họa xói lở.
Anh Phạm D.L, một phóng viên bản địa cho biết, những cảm nhận về mất an toàn địa hình khu vực đèo Bảo Lộc, liên quan đến hoạt động khai thác đất đai, canh tác nông nghiệp ngoài quy hoạch đất tại địa phương, là rất đáng quan tâm. Một khi các khu vực đất dốc ở đây tiếp tục bị khai thác canh tác, “trọc hóa” bề mặt, thì với kết cấu đất đỏ bazan cao nguyên thiếu tính liên kết, những cơn mưa lớn sẽ rất dễ tạo ra những vụ sạt lở nghiêm trọng. Sự vụ sạt lở ở khu dân cư có nhà cao tầng mới đây tại thành phố Đà Lạt có thể xem là điển hình liên quan, và đến nay, sự vụ sạt lở đèo Bảo Lộc cũng nên xem là cảnh báo nguy hiểm.
Các cơ quan quản lý chức năng của địa phương cần sớm nhìn nhận lại thực trạng đầu tư đất trên địa bàn, để sớm có giải pháp can thiệp, chấn chỉnh quy hoạch ở khu vực đèo Bảo Lộc cũng như toàn vùng phụ cận. Kiểm soát chặt chẽ lại hiện trạng đất đai canh tác của vùng đèo, mới chính là giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc khác về sau, không chỉ với vùng đèo Bảo Lộc hay Lâm Đồng, mà còn với cả vùng Tây Nguyên.
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế