Siết chặt một số quy định trong đấu giá tài sản để hạn chế thất thoát
Đấu giá tài sản THADS: Phải 'hời' lắm mới mua vì tâm lý e ngại
Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (tỉnh Thanh Hóa) chất vấn về công tác đấu giá tài sản, nhất là tài sản công còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận tham gia đấu giá khó khăn, tình trạng trúng đấu giá nhưng không giao được tài sản, đặc biệt là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Đại biểu Khoa đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Trả lời chất vấn của đại biểu Khoa, Bộ trưởng cho biết: Thực tế khi bán đấu giá, có vụ mãi không ai mua, có vụ đến 6 lần nhưng không thành. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mua đấu giá rồi nhưng chưa giao được. Theo thống kê, 10 tháng qua, hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) bán đấu giá thành công gần 2.000 vụ, nhưng mới giao được hơn 1.300 vụ, còn hơn 600 vụ chưa giao được vì đấu giá tài sản trong THADS còn nhiều quy định liên quan đến đất đai, tài sản công và nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, có tâm lý e ngại của người mua tài sản THADS, phải "hời" lắm mới tham gia đấu giá để mua.
Về định hướng sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết sẽ liệt kê đầy đủ hơn các tài sản công cần phải bán đấu giá, cập nhật những thuật ngữ, siết chặt một số quy định để giảm tình trạng thông đồng, dìm giá, trục lợi và đặc biệt làm thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước; có các biện pháp về tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm đấu giá với tư cách là một nghề tư pháp đặc thù và phát triển đấu giá trực tuyến.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết thêm, trong 5 năm từ 2018 đến 2022, Bộ Tư pháp và các đơn vị khác đã thực hiện tổng số 143 cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản.
Giải pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động giám định tư pháp
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (TP. Hà Nội) chất vấn: Thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn không ít vụ án chậm xử lý, còn nhiều tài sản tham nhũng không bị thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu, theo đại biểu, hoạt động giám định tư pháp còn nhiều hạn chế như chưa được quan tâm nên nguồn lực cho hoạt động này còn nhiều hạn chế; còn tâm lý né trách, đùn đẩy; thời hạn giám định chưa hợp lý; chất lượng giám định chưa cao…
Từ đó, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết giải pháp đột phá để khắc phục hạn chế trong hoạt động giám định tư pháp?
Bộ trưởng cho biết, đây là việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực hết sức quan tâm. Luật Giám định tư pháp năm 2012 đã có sửa đổi, bổ sung 6 nhóm vấn đề trực tiếp triển khai các chỉ đạo cụ thể của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, Bộ trưởng cho rằng, thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên phải trực tiếp; cần cân nhắc Điều 26 về thời hạn giám định; cần phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự trong các trường hợp giám định bắt buộc…
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho rằng, cần xem xét, sửa đổi khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để kéo dài thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp sau này phát hiện chưa đủ yếu tố truy tố trách nhiệm hình sự. Cần nghiên cứu xã hội hóa các lĩnh vực giám định theo Nghị quyết 49; làm rõ các vấn đề về kinh phí, chi phí, trách nhiệm trưng cầu giám định của các giám định viên.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hồ Thị Kim Ngân liên quan đến Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Nghị quyết 27-NQ/TW tiếp tục quá trình tư duy, nhận thức của Đảng ta và toàn hệ thống chính trị trong quan niệm về thể chế, hệ thống pháp luật, hệ thống những việc đã làm, đang làm và cần tiếp tục tập trung. Nhiều quan điểm mang tính hàn lâm trong lĩnh vực lập pháp, kỹ thuật xây dựng pháp luật và kỹ thuật pháp lý, những giá trị tiếp cận với chuẩn chung quốc tế về pháp lý được thể hiện rõ nét và có đặc thù của Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết 27, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động và đến nay cơ bản bám sát tiến độ, kế hoạch đề ra.
Về việc kiểm soát quyền lực, vấn đề tham gia giám sát của nhân dân trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng cho rằng, việc góp ý của nhân dân, của các cơ quan, đã có cơ chế tương đối ổn định trong pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, khi công bố các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật lên các cổng thông tin, thì chưa nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân.
Theo Chinhphu.vn
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay