
Hội thảo "Tham vấn thiết kế Chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp" do Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Cục Năng lượng Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/3.
Hội thảo có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về Chương trình thỏa thuận tự nguyện nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp.
Các kết quả đạt được sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu hao năng lượng, tuân thủ quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tăng cường năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành năng lượng đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hiện có nhiều thách thức đặt ra cho phát triển ngành năng lượng của Việt Nam như: Tiêu thụ năng lượng có tốc độ cao so với khu vực và trên thế giới, các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước đã cạn kiệt, nguồn năng lượng trong nước không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao.
Trong giai đoạn từ 2021 - 2025, vấn đề đảm bảo cung cấp điện được dự báo có nhiều khó khăn; đồng thời trong dài hạn,Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu ròng về than, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng.
Bối cảnh này tác động Chính phủ phải ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn góp phần giảm thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Tạo cơ chế khuyến khích hoạt động tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp
Để góp phần thực hiện mục tiêu Chính phủ đề ra, hội thảo nhằm xây dựng, đề xuất, thiết kế chương trình thỏa thuận tự nguyện (VAS) nhằm thúc đẩy chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp.
"Chương trình dự kiến thí điểm trong giai đoạn 2023 - 2025 với một số cơ chế khuyến khích hoạt động tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam như: Hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng; thực hiện báo cáo, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, xây dựng hồ sơ tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng", ông Trịnh Quốc Vũ cho biết.
Nhấn mạnh về vai trò và tầm quan trọng của cơ chế thỏa thuận tự nguyện, Cố vấn về năng lượng Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (giai đoạn 2020 – 2025) Jorgen Hvid cho rằng, cơ chế sẽ là đòn bẩy hiệu quả giúp giảm thiểu áp lực của các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trong giai đoạn hiện nay với nhiều thách thức đặt ra trước mắt: Giá năng lượng tăng cao, thị trường quốc tế yêu cầu cắt giảm lượng khí thải carbon, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, tham gia cơ chế sẽ giúp tháo gỡ một số thách thức, cản trở các doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng trong công nghiệp như: thiếu nhận thức và kiến thức trong các ngành công nghiệp, thiếu chuyên gia về công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho dự án, cạnh tranh về nguồn lực với các mục tiêu ưu tiên khác.
"Tham gia Chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu nhất trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp" - ông Jorgen Hvid chia sẻ.
Quá trình tham gia chương trình còn mở ra một số lợi ích cho doanh nghiệp như: Tiếp cận các dự án vay vốn cho đầu tư vào hiệu quả năng lượng, tham vấn các chuyên gia trong việc xây dựng kế hoạch cải thiện hiệu quả năng lượng…
Sau phần chia sẻ của đại diện các đơn vị, hội thảo được tiếp tục với 2 nội dung Thiết kế chương trình thỏa thuận tự nguyện (VAS) và Dự thảo kế hoạch thực hiện VAS.
Trong đó, nội dung Thiết kế chương trình thỏa thuận tự nguyện giới thiệu với các doanh nghiệp về mục tiêu của chương trình, yêu cầu đối với doanh nghiệp tham gia, ưu đãi dành cho doanh nghiệp tham gia, lợi ích ở cấp tỉnh và cấp ngành từ việc tăng cường hiệu quả năng lượng thông qua cơ chế khuyến khích. Còn Dự thảo kế hoạch thực hiện VAS tập trung vào việc giới thiệu các bên liên quan chính và vai trò trong việc thực hiện; tổ chức, quy trình thực hiện và kế hoạch triển khai.
Đại diện doanh nghiệp, Sở Công Thương các tỉnh đã có phần trao đổi với các chuyên gia của VAS, đại diện Bộ Công Thương trong việc tham gia Chương trình; chia sẻ của đại diện một số ngân hàng trong việc hỗ trợ vay vốn, tiếp cận nguồn tài chính cho dự án hiệu quả năng lượng.
Theo Chính phủ
-
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06
-
Câu chuyện xếp hàng mua nhà ở xã hội và cam kết của nhiều đời Bộ trưởng Xây dựng
-
Kiên Giang: Huy động tốt nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
-
Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cơ cấu lại nền nông nghiệp
- Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Quyết tâm hoàn thành 100% Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Đã thu hồi hơn 18,5 nghìn tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
- Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Làm thế nào để bảo vệ thế hệ tương lai trong thời đại AI?
- Trưởng BQL khu công nghệ cao nói về rào cản khiến Việt Nam mất lợi thế thu hút đầu tư
- Nhà nước bồi thường, thu hồi đất dưới góc nhìn pháp lý
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"