Thanh Hoá: Điểm sáng “Chi hội 5 cùng” trong doanh nghiệp
Điểm sáng trong hoạt động hỗ trợ nông dân
Ngày 9/9/2020, Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông được thành lập theo Quyết định số 421-QĐ/HNDT của Ban Chấp hành Hội ND Thanh Hóa. Đây là chi hội nông dân đầu tiên trong tỉnh Thanh Hóa được thành lập trong doanh nghiệp, gồm 20 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. Chi hội là cầu nối giữa Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông (Cty Tiến Nông) với các tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông Trần Bình Quân – Chủ tịch Hội Nông dân Thanh Hóa cho biết: Các hoạt động của Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông luôn bám sát Nghị quyết của BCH Hội ND tỉnh Thanh Hóa và định hướng chiến lược của Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông. Chi hội đã phối hợp cùng Trung tâm Chăm sóc phục vụ Nông dân Việt Nam (trực thuộc Cty Tiến Nông) để xây dựng mục tiêu và kế hoạch hoạt động hàng năm, trong đó có công tác xây dựng và phát triển tổ chức chi Hội. Với 17 hội viên ban đầu, đến nay chi Hội đã kết nạp thêm 3 hội viên mới, nâng tổng số hội viên chi Hội lên 20 người. Tất cả hội viên đều là cán bộ, nhân viên làm việc tại Cty Tiến Nông, đây là điều kiện thuận lợi trong quản lý hội viên của chi Hội.
Ông Lương Quốc Đoàn (thứ 4 từ trái sang), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN thăm quan Nhà máy Tiến Nông.
Ban Chấp hành chi Hội nghề nghiệp Tiên Nông tham gia đầy đủ các hội nghị do Hội ND tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Hội viên của chi Hội được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động chăm sóc, phục vụ nông dân của Cty Tiến Nông và của Hội Nông dân; 100% hội viên đều có bước trưởng thành vượt bậc thể hiện ở chất lượng và hiệu quả công việc gắn với nhiệm vụ được giao.
Chi Hội thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, tổng kết hoạt động, bình xét thi đua khen thưởng hàng năm theo Hướng dẫn của Ban thường vụ Hội ND tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thi đua hàng năm, Chi hội ND nghề nghiệp Tiến Nông được Hội ND Thanh Hóa đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, năm 2021 được xếp loại hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ.
Không chỉ gắn với các hoạt động của các cấp Hội tại Thanh Hoá, Chi hội cũng là tổ chức thực hiện nhiệm vụ gắn kết với T.Ư Hội ND Việt Nam và các cấp Hội thuộc các tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc... thông qua Chương trình hỗ trợ cung ứng phân bón chậm trả, triển khai trong nhiều năm do T.Ư Hội ND Việt Nam phối hợp với C.ty Tiến Nông thực hiện. Chương trình đã hỗ trợ hàng chục nghìn hội viên nông dân được tiếp cận và sử dụng phân bón chất lượng với giá thành hợp lý. Chương trình trở thành một điểm sáng nổi bật trong hoạt động của các cấp Hội và chi Hội.
Hoạt động của Chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông góp phần thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nông dân trong ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tạo nên sự kết nối cung cầu, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mở rộng thị trường, tăng thu nhập. Với sức trẻ, nhiệt huyết và có nền tảng tri thức, chi hội nông dân nghề nghiệp Tiến Nông là điểm sáng trong xây dựng tổ chức Hội ND, góp phần vào chiến lược phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Ông Trần Bình Quân –
Chủ tịch Hội ND Thanh Hóa.
Được biết, vào các năm 2020 đến năm 2022, trong bối cảnh giá cả các loại phân bón tăng mạnh, khan hiếm nguồn cung, Chi hội đã phối hợp với các cấp Hội cung ứng được hơn 15 nghìn tấn qua Chương trình, với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng đã củng cố niềm tin của hội viên nông dân và thúc đẩy Chương trình tiếp tục phát triển.
Bên cạnh các hoạt động nêu trên, Chi hội đã tổ chức được gần 100 hội nghị, hội thảo và tập huấn với nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng 20 mô hình trình diễn và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về dinh dưỡng cho cây trồng. Các mô hình này đã giúp cho trên 5.000 hội viên nông dân tiếp cận với sản phẩm và giải pháp kỹ thuật tiến bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chi hội cũng luôn phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các bộ phận chức năng trong Công ty cũng như các cấp Hội để triển khai nhiều hoạt động nhằm gắn kết hội viên và lan tỏa giá trị; đồng thời tham gia tích cực và vận động ủng hộ nhiều hoạt động do các cấp Hội ND Thanh Hóa phát động như: Hội thi Nhà nông đua tài, Cúp Bóng chuyền Bông lúa vàng...
“Sau gần 3 năm hoạt động, Chi hội ND nghề nghiệp Tiến Nông đã chủ động, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động, trở thành điểm sáng trong hoạt động chăm sóc phục vụ nông dân của Hội ND tỉnh Thanh Hóa”, ông Trần Bình Quân cho hay.
... đến tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
Thông qua các hoạt động giao ban định kỳ hàng tháng và các kênh truyền thông như: website, fanpage, BCH Chi hội tập trung tuyên truyền cho hội viên những vấn đề trọng tâm như chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động Chi hội và tổ chức chi Hội; triển khai Nghị quyết của Hội ND tỉnh, đặc biệt là nội dung liên quan đến phối hợp triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân...
Qua các hoạt động tuyên truyền giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho hội viên trong chi Hội, giúp họ tự tin đứng lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đến với bà con nông dân; tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá các sản phẩm uy tín, chất lượng mang thương hiệu Tiến Nông; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình phát triển kinh tế có sử dụng các sản phẩm, giải pháp do C.ty Tiến Nông hỗ trợ. Các chương trình truyền thông được Chi hội xây dựng và tổ chức định kỳ, bài bản như “90 giây nông nghiệp”, “Điển hình nông dân Tiến Nông”; sự kiện ra mắt các sản phẩm, giải pháp mới... đã thu hút hàng chục nghìn lượt quan tâm theo dõi trên các nền tảng truyền thông do Chi hội phát triển.
Hầu hết hội viên Chi hội Nông dân nghề nghiệp Tiến Nông là đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Đảng C.ty Tiến Nông. Sau khi Chi bộ được phát triển thành Đảng bộ, thì lực lượng đảng viên là cán bộ nòng cốt của Chi hội tham gia sinh hoạt tại Chi bộ Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam trực thuộc Đảng bộ C.ty Tiến Nông, Bí thư Chi bộ là Chi hội Trưởng Chi hội ND nghề nghiệp Tiến Nông, Chi bộ Trung tâm được đánh giá là một trong những Chi bộ mạnh cả về lực lượng và hoạt động trong Đảng bộ Công ty.
...và an sinh xã hội
Với đặc thù hoạt động luôn bám địa bàn, Chi hội đã sâu sát để nắm bắt kịp thời các vấn đề trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp và đời sống của hội viên nông dân để kịp thời tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty và Hội ND cấp trên trong việc đưa ra các giải pháp về sản phẩm và chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đồng thời, chi Hội phối hợp với các cấp Hội theo dõi, tổng hợp danh sách các hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn để đề nghị Công ty hỗ trợ tặng quà cho hội viên nông dân nhân dịp lễ, Tết và trao học bổng cho con em hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn... Qua hơn 2 năm hoạt động, chi Hội đã tham mưu và tổ chức tặng hơn 200 phần quà Tết trị giá hơn 100 triệu đồng thông qua chương trình “Tết sẻ chia”, tư vấn cho hơn 5.000 lượt hội viên tiếp cận với chương trình cung ứng phân bón trả chậm....
Chương trình nhận đỡ đầu cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do C.ty Tiến Nông thực hiện trong nhiều năm qua đã thực sự lan toả nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Đến nay, đã có gần 300 em được đỡ đầu đến năm 18 tuổi, phần nào giúp các em vơi bớt khó khăn để vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Các thành viên trong Chi hội khi tham gia Chương trình đều là những “anh nuôi”, “chị nuôi”, là cánh tay nối dài của C.ty Tiến Nông để gần gũi hỗ trợ các em. Chi hội cũng là nơi kết hợp với các địa phương thẩm định hoàn cảnh và tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty tiếp nhận thêm các em có hoàn cảnh. Mới đây nhất, ngày 18/4/2023, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương (Ba Đình, Hà Nội) chương trình ”Một trái tim - một thế giới” lần thứ 18 do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức, Ban lãnh đạo C.ty Tiến Nông đã cam kết dành số tiền 1,2 tỷ đồng cho hoạt động nhận đỡ đầu trẻ mồ côi năm 2023.
Ra mắt BCH Chi hội ND nghề nghiệp Tiến Nông nhiệm kỳ 2023-2028.
Để thăm hỏi và động viên kịp thời những hội viên cũng như gia đình hội viên lúc ốm đau, hiếu, hỉ... Chi hội đã xây dựng quỹ Hội với mức đóng là 2 triệu đồng/hội viên/năm. Ngoài ra, hàng năm, Chi hội đã đề xuất với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm cho các hội viên trong Chi hội.
Các chỉ tiêu Chi hội phấn đấu thưc hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028: 100% cán bộ, hội viên chi Hội được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội ND; chủ trương, chính sách của Công ty. Phát triển thêm 10 hội viên bao gồm tại doanh nghiệp và đơn vị thành viên. Hằng năm, tư vấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ trên 1.000 lượt nông dân nắm bắt và tiếp cận các dịch vụ của Công ty; xây dựng từ 5-10 mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Hỗ trợ các cấp Hội cung ứng tăng 10% lượng phân bón trả chậm; Nhận đỡ đầu, hỗ trợ thành lập 1-2 chi Hôi ND nghề nghiệp về cây ăn quả, canh tác hữu; Tạo các nguồn lực hỗ trợ 4 - 5 tổ hợp tác về trồng trọt phát triển thành HTX, 1-2 HTX phát triển thành doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông nghiệp trên địa; Tiếp tục duy trì gắn kết hỗ trợ các em nhỏ đang được Công ty nhận đỡ đầu và tham mưu để Công ty nhận đỡ đầu thêm tối thiểu 10 em học sinh mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn -
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu -
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024 -
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết