Thay đổi tư duy sản xuất để làm giàu
Làm giàu từ trang trại nông sản sạch
Huyện Phụng Hiệp vốn là vùng trồng mía và lúa lớn nhất tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên người trồng mía luôn phải đối mặt với thua lỗ, giá mía bấp bênh. Đối với cây lúa cũng không tránh khỏi cảnh “được mùa, mất giá”. Người nông dân luôn trong cảnh túng thiếu, làm lụng vất vả mà không có tích lũy. Điều này khiến nhiều nông dân bỏ ruộng, đi làm thuê.
Ông Võ Văn Chiếu từng là một cán bộ, sau khi về hưu ông còn tham gia công tác Đảng với vai trò là Bí thư Chi bộ ấp Phụng Sơn A, là hội viên Hội ND xã Tân Long. Dù bận rộn với công tác xã hội, nhưng ông Chiếu vốn đam mê nghề nông. Thấy nông dân bế tắc đến nỗi phải bỏ ruộng ông không khỏi xót xa và quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế, làm giàu từ ruộng vườn.
Ông nhận thấy các phong trào của Hội ND rất hữu ích nhằm trang bị kiến thức sản xuất, vay vốn ưu đãi và đặc biệt là sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh. Ông Chiếu cho biết: Hàng năm, tôi luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội ND phát động. Tôi luôn có ý thức xây dựng tổ chức Hội bằng những việc làm thiết thực như tích cực tham gia các buổi sinh hoạt, tham gia câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, vận động nông dân tham gia tổ chức Hội; tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh cho bà con nông dân ở địa phương.
Từ những kiến thức tích lũy được, ông đã mạnh dạn chuyển đổi lúa sang trồng cây ăn quả với những loại cây như: Mít Thái, sầu riêng, cam sành. Ngoài ra ông còn kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa biết kỹ thuật nên thu hoạch chưa cao. Sau đó nhờ năng động tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, ông tiếp tục mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình của mình, dần dần đi vào ổn định và phát triển tốt.
Được Hội ND hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật sản xuất, tổ chức tham quan mô hình học tập kinh nghiệm ở các nơi, ông mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình của gia đình và đạt được hiệu quả cao. Với tổng diện tích 2,9ha đất sản xuất nông nghiệp, ông áp dụng phương pháp trồng mít Thái, sầu riêng, cam sành xen nhau trong vườn.
Đặc biệt, ông tuân thủ quy trình chăm sóc cây trồng theo hướng sạch, sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc sinh học. Bên cạnh đó, ông còn dùng lưới cước Thái để bao trái mít. Lưới cước có thể sử dụng từ 5-7 năm, vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp trái nhận được đầy đủ ánh sáng nên bóng đẹp hơn. Tuỳ từng loại cây mà để số lượng trái ít hay nhiều, phun thuốc trừ sâu bệnh và bón phân cân đối để trái mau lớn. Với cam sành, ông kiên trì theo dõi, chăm sóc và xử lý cho trái nghịch vụ để tránh cảnh thu hoạch rộ rớt giá, nhờ vậy bán được giá cao. Còn sầu riêng hiện tại đang phát triển tốt sau 2 năm trồng.
Ông Chiếu bộc bạch: “Trước đây, làm lúa thì theo mùa vụ nhưng khi chuyển qua trồng cam và mít thì tôi cũng có chút lo lắng. Bởi bản thân vừa làm nhiệm vụ Bí thư chi bộ, vừa làm kinh tế sợ cả hai không chu toàn. Tuy nhiên, đi vào thực tế sản xuất thì lại khác, quan trọng là mình biết sắp xếp công việc phù hợp. Hiện nay, những ngày bình thường tôi vẫn bố trí thời gian cho công việc ở ấp, còn thứ bảy, chủ nhật thì sẽ chăm sóc vườn cam. Nhờ vậy mà cả hai công việc đều hoàn thành tốt”.
Với mô hình đa canh hiệu quả, duy trì ổn định được 9 năm, gia đình ông có nguồn thu nhập từ 340 triệu đồng/người/năm. “Có được thành quả như ngày hôm nay gia đình tôi cũng trải qua nhiều thử thách, nhưng với quyết tâm không ngại khó khăn, tìm tòi học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp đã giúp gia đình tôi phát triển kinh tế đúng hướng và bản thân đúc kết được rằng: “Phải cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên, học hỏi, bền lòng, vững chí thì sẽ có sự thành công”, ông Chiếu cho biết thêm.
Tận tình chia sẻ với cộng đồng
Không chỉ làm giàu cho mình, khi xây dựng thành công mô hình, ông Võ Văn Chiếu còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con tại địa phương, vận động mọi người cùng thực hiện. Mỗi năm ông nhận hướng dẫn, giúp đỡ từ 10 hộ trở lên/năm về vốn, kỹ thuật, vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, gia đình ông còn hỗ trợ cho bà con trong xã về cây, con giống, bán phân bón với giá thấp. Gia đình nào không có tiền, được ứng trước đến thu hoạch mùa vụ sẽ trả sau, không tính lãi.
Trang trại của ông Chiếu còn tạo nhiều việc làm cho trên 30 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân 50 triệu đồng/người/năm.
Các hoạt động này góp phần giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
Ngoài giúp đỡ cho bà con nông dân, gia đình ông cũng luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ 50 triệu đồng để sửa chữa cầu, dặm vá lộ giao thông nông thôn; đóng góp cơm, cháo, nước sôi miễn phí cho bệnh viện Thành phố Ngã Bảy (gần Phụng Hiệp); tặng 1.000 quyển vở nhân khai giảng năm học mới cho học sinh nghèo ở địa phương. Đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid-19 gia đình ông đã tặng cho bà con nông dân gặp khó khăn 1 tấn gạo...
Với nỗ lực trong phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội, ông Võ Văn Chiếu nhiều năm liền được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Ông còn được tặng bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh và huyện về thành tích phát triển kinh tế.
“Trong thời gian tới, tôi và gia đình sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình xen canh của gia đình, đồng thời tích cực tham gia các phong trào do Hội Nông dân phát động, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương” ông Chiếu tự hào cho biết.
“Phải xác định loại cây trồng phù hợp với vùng đất và có giá trị kinh tế cao; là nông dân nên tích cực tham gia vào tổ chức Hội và quan tâm giúp đỡ những hộ nông dân khác, cùng giúp nhau làm giàu và thoát nghèo, thì việc làm giàu và thoát nghèo mới bền vững”
Ông Võ Văn Chiếu
-
Thịt heo mát MEATDeli – lựa chọn cho bữa ăn lành mạnh -
Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải -
Trải nghiệm khám phá thùng nước mắm "khủng” -
Đồng bằng sông Cửu Long quyết tâm xây dựng một triệu héc-ta vùng lúa chất lượng cao
- Thừa Thiên Huế: Hướng nông dân vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Nuôi gà sạch, hội viên tăng thu nhập
- Phân hạng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
- Sản xuất cà phê sạch thu lãi hàng tỷ đồng
- Thu nhập tăng nhờ trồng chè theo hướng hữu cơ, an toàn
- Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
- Nhãn Miền Thiết - đặc sản OCOP 4 sao của “đất nhãn” Hưng Yên
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh