Thu hơn chục tỷ/năm nhờ đặc sản bánh tráng
Từ sản phẩm bánh tráng địa phương, Công ty TNHH Sachi Nguyễn (Bình Định) đã đầu tư công nghệ, xây dựng thương hiệu phát triển lợi thế của địa phương để đạt doanh thu khoảng 15 tỷ đồng/năm. Để xây dựng vùng nguyên liệu, Công ty cũng đã liên kết với nông dân vùng gạo nếp Hoài Sơn, mè, dừa Tam Quan cung ứng cho hoạt động sản xuất.
Đam mê đặc sản truyền thống
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Sachi Nguyễn cho biết: Bánh tráng Gạo Mè là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng của Bình Định được làm từ những nguyên liệu thơm ngon nhất, với thành phần chính là bột gạo xay hòa lẫn mè và gia vị. Thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là thủ phủ dừa của miền Trung mà còn là nơi sản xuất những chiếc bánh tráng nước dừa thơm ngon cung cấp cho thị trường cả nước.
Khác với các loại bánh tráng ở những vùng miền khác, bánh tráng nước dừa Tam Quan có kích thước to hơn hẳn và được tráng thành lớp dày. Bánh tráng Bình Định có độ phồng lên và vàng ươm mùi hành quyện với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích vị giác và ăn rất ngon. Không chỉ là món ăn truyền thống mang đậm hương vị địa phương, chiếc bánh tráng còn chứa đựng nhiều tâm huyết của những người con xứ dừa.
Sau thời gian gặp khó khăn, hiện nay, làng nghề bánh tráng nước dừa Tam Quan được phục hồi và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân địa phương. Thời gian qua, chính quyền địa phương tạo điều kiện quảng bá thương hiệu để người tiêu dùng biết đến sản phẩm làng nghề bánh tráng nước dừa nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, làm đầu mối tiêu thụ để mở rộng thị trường và nâng cao giá trị của sản phẩm truyền thống này. Nhờ vậy, bánh tráng nước dừa Tam Quan đã đến với hầu hết khách hàng trong Nam ngoài Bắc và vươn ra xuất khẩu.
Hiện nay, Công ty Sachi Nguyễn đã đăng ký mẫu mã sản phẩm, bao bì, truy xuất nguồn gốc từng bước tiếp cận thị trường. Điểm khác của sản phẩm Sachi Nguyễn đó là chất lượng, sản lượng, mẫu mã bánh và là khả năng truy xuất nguồn gốc. Với các ưu điểm đó, bánh tráng Sachi Nguyễn đã có chỗ đứng trên thị trường. Với dây chuyền sản xuất tự động khép kín, việc sản xuất bánh tráng không phụ thuộc vào thời tiết, số lượng nhiều, chất lượng đều, có thể đáp ứng những yêu cầu chi tiết nhất về quy cách sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty cũng khá phong phú. Riêng bánh tráng nước dừa đóng gói đã có: Bánh tráng nước dừa loại phổ thông, bánh tráng nước dừa vị ruốc biển Tam Quan, bánh tráng nước dừa vị rong biển và các loại bánh tráng gạo, bánh tráng mè. Trên mỗi sản phẩm, thông tin về nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, sản xuất đại trà, nhưng chất lượng không hề thua kém cơ sở thủ công, có lợi thế đáp ứng nhu cầu lô hàng số lượng lớn, có thể sản xuất vào mọi thời điểm.
Áp dụng công nghệ nâng tầm chất lượng
Ý tưởng thành lập doanh nghiệp sản xuất bánh tráng của ông Vinh sau những lần về quê tìm hiểu. Làng nghề có sản phẩm độc đáo nhưng bà con làm thủ công phụ thuộc nhiều và thời tiết. Từ đó, ông Vinh quyết tâm về quê ở cùng bố mẹ và phát triển sản phẩm địa phương đến khắp nơi trên mọi miền đất nước. Dây chuyền sản xuất bánh tráng đặc sản Bình Định của Công ty Sachi Nguyễn áp dụng công nghệ, không phụ thuộc vào thời tiết, đầu tư làm bao bì mẫu mã đẹp, tiện lợi.
Chia sẻ về hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, ông Vinh cho biết: Sẽ xây dựng thêm nhà máy mới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phát triển sản phẩm địa phương và định hướng mở rộng xuất khẩu. Theo ông Vinh, sự khác biệt và lợi nhuận của việc sản xuất bánh tráng truyền thống với sản xuất theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại là không phụ thuộc và thời tiết. Khi thời tiết vào mùa mưa khan hiếm sản phẩm thì giá lại tăng, nhưng khi áp dụng khoa học kỹ thuật thì đảm bảo được sản lượng cung ứng cho thị trường ổn định, đồng thời ít tốn nhân công nên lợi nhuận tăng rất nhiều so với làm thủ công.
Chất lượng bánh sản xuất theo hướng áp dụng khoa học, kỹ thuật không chỉ được đảm bảo hương vị truyền thống mà chất lượng lại cao hơn vì thời gian sấy nhanh đảm bảo được độ khô. Nhiệt độ tráng tăng cao, ổn định độ chín cho bánh tráng. Theo ông Vinh, thời gian đầu mới đi vào sản xuất, khó khăn nhất là quá trình sấy bánh vì để đảm bảo phải kiểm soát liên tục, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đến nay, Công ty đã làm chủ được quy trình, sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 22000, OCOP 4 sao, chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đơn vị còn liên kết sản xuất với nông dân, liên kết với cánh đồng nếp ngự Hoài Sơn với gần 50 hộ nông dân sản xuất lúa gạo.
Hiện nay, bánh tráng Sachi được tiêu thụ khắp 35 tỉnh ở Việt Nam và xuất khẩu đi Mỹ, Hàn Quốc. Qua thời gian nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và với thành tích đã đạt được ông Vinh đã vinh dự được bình chọn là Nhà khoa học của Nhà nông năm 2020 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và giải nhất cuộc thi Sáng tạo Nhà nông của tỉnh Bình Định. Ông Vinh chia sẻ: Tôi rất vinh hạnh khi nhận được danh hiệu Nhà Khoa học của Nhà nông năm 2020, đó là sự ghi nhận của Hội Nông dân đối với sự nghiên cứu phát triển sản phẩm địa phương.
Ông Đỗ Thiện Chế, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định cho biết: Ông Nguyễn Hữu Vinh là người có đóng góp tiêu biểu, có sáng tạo liên tục trong 3 năm liền về hàm lượng trí tuệ, chất xám vào sản phẩm truyền thống của tỉnh. Giúp cải thiện đời sống người dân, miệt mài sáng tạo, cải tiến khoa học kỹ thuật tăng năng suất gấp 10 lần so với cách làm truyền thống. Ông còn tiên phong liên kết với nông dân thu mua lúa gạo, tạo đầu ra ổn định cho nông dân yên tâm sản xuất. Liên kết với làng nghề truyền thống địa phương để xuất khẩu sản phẩm ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty đã xuất khẩu sản phẩm bánh tráng sang thị trường Mỹ bằng đường chính ngạch, luôn đồng hành, ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… Trước đây, ông Vinh khởi nghiệp từ nông dân vươn lên trong phong trào nông dân sản xuất giỏi và phát triển thành doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu như hiện nay.
Điểm khác của sản phẩm Sachi Nguyễn đó là chất lượng, sản lượng, mẫu mã bánh và là khả năng truy xuất nguồn gốc. Với những ưu điểm đó, bánh tráng Sachi Nguyễn đã có chỗ đứng trên thị trường. Với dây chuyền sản xuất tự động khép kín, việc sản xuất bánh tráng không phụ thuộc vào thời tiết, số lượng nhiều, chất lượng đều, có thể đáp ứng những yêu cầu chi tiết nhất về quy cách sản phẩm.
Vân Nguyễn
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Thái Nguyên: Hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Với hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, tỉnh Thái Nguyên khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương.
-
Bài cuối: Giảm nghèo và làm giàu bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn LaBài toán giảm nghèo ngày nay không chỉ gắn với giải quyết thu nhập mà còn là bảo đảm cho bà con được tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Trong giai đoạn tới, để duy trì những kết quả đã đạt được, đồng thời, đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu, Sơn La đã có những chính sách toàn diện, có tính đồng bộ để phát triển sinh kế bền vững cho người dân.
-
Công điện của Thủ tướng về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phíCông điện số 125/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, tính chung 11 tháng đầu năm, ngành này thu về gần 9,2 tỷ USD từ thị trường nước ngoài.
-
Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giớiTối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
-
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chíTrưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó, dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí.
-
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa(Tapchinongthonmoi.vn) - Lễ hội "Đặc sản Việt cho Tết Việt" sẽ được diễn ra liên tục từ ngày 30/11 đến hết ngày 11/12/2024 với mục đích đem đến cho người tiêu dùng nhiều cơ hội trải nghiệm mua sắm, sử dụng các nông sản đậm chất truyền thống, thông qua các hoạt động như: Lễ hội Nông sản Việt, lễ hội đồ khô...
-
Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hộiĐây là nội dung được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đề cập khi truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW tại hội nghị sáng 1/12.
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TWSáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
-
Lương Tài đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng caoVới sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, với mục tiêu có 7-9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10-15 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
1 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
2 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
3 Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
4 Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà” -
5 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc