Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt Nam
Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Theo ước tính, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 16 tỷ USD. Đây được cho là mức kiều hối cao trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước
Theo đó, vào mỗi dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về cao hơn bình quân chung của các tháng trong năm. Yếu tố này xuất phát từ tình cảm của đại bộ phận kiều bào hướng về quê hương Tổ quốc, về người thân và gia đình mỗi khi Tết đến Xuân về, gửi tiền về để biếu tặng người thân nhân dịp cuối năm, như là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân và cảm ơn bố mẹ, người thân ở quê nhà để có Tết điền viên.
Mùa cao điểm chuyển tiền kiều hối Tết thường kéo dài trong khoảng một tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Theo số liệu ghi nhận, lượng kiều hối chuyển về trong nước mùa cao điểm Tết này tăng đáng kể cả về số lượt gửi và số tiền gửi trên mỗi món.
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư, trung bình 3 năm gần đây Việt Nam nhận lên tới 17-18 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối trở thành điểm sáng của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong tốp 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương hút lượng kiều hối lớn nhất cả nước.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ước tính kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh trong cả năm 2024 đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng thêm khoảng 140 triệu USD so với năm 2023.
Trong đó, kiều hối về thông qua các công ty kiều hối chiếm hơn 74% tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố và phần còn lại (gần 25%) đi qua các tổ chức tín dụng.
Các khu vực gửi về Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy châu Á chiếm cao nhất, đến 53,8% tổng lượng kiều hối năm 2024, tăng hơn 24% so với năm 2023. Lượng kiều hối về từ châu Đại Dương tăng 20%, châu Mỹ tăng 4,4% nhưng châu Âu giảm 19,1% so với năm 2023.
Còn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện khác ở quê hương.
"Hơn 421 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD tại 42 trong 63 tỉnh thành, cùng nguồn kiều hối dự báo đạt khoảng 16 tỷ USD trong năm 2024 là những nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước," Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nói.
Mức kiều hối này tương đương năm 2023, thời điểm kiều hối về Việt Nam cao kỷ lục sau thời gian tăng trưởng chậm do COVID-19.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả năm.
“Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng thêm nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay,” Giám đốc một công ty kiều hối cho hay.
Môi trường đầu tư hấp dẫn dòng tiền
Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương thu hút mạnh dòng kiều hối, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết trong năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai một số chính sách mới được kỳ vọng sẽ thu hút lượng kiều hối hiệu quả hơn trong thời gian tới như Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép người nước ngoài có gốc Việt Nam không cư trú ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được mở tài khoản, được lựa chọn giữ tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng Việt Nam được chuyển gốc và lãi bằng ngoại tệ đã chọn.
Đánh giá về đề án này, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Mặc dù hiện nay việc phát hành mới sơ khai nhưng đây là lần đầu tiên có một đề án cụ thể thu hút nguồn kiều hối chảy vào các lĩnh vực cụ thể. Nếu các vấn đề như lãi suất, trái phiếu… đủ sức thu hút kiều bào thì cũng là một giải pháp để gia tăng kiều hối vào Việt Nam. Từ trước đến nay, kiều bào thường gửi tiền về cho người thân gia đình, có những thời điểm lãi suất trong nước cao hơn quốc tế thì gửi tiền về nước để hưởng chênh lệch. Hiện nay lãi suất USD bằng 0% nên không còn hiện tượng này nhưng dòng chảy này tăng cao một phần cũng là do người Việt làm việc ở nước ngoài tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước."
Theo chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng. Đây là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình để chi tiêu, xây dựng, mua nhà cửa… là chính. Điều này đã đóng góp lớn vào việc đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước.
"Nhiều năm qua, Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh cũng như muốn chuyển tiền đầu tư hay hỗ trợ người thân. Trong số đó, dòng tiền chuyển về đầu tư chiếm tỷ trọng cao càng cho thấy môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam khá hấp dẫn. Đặc biệt, với việc luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 vừa qua cho phép kiều bào về đầu tư, kinh doanh bất động sản như người dân trong nước thì dòng kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng," chuyên gia Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng.
Luật Đất đai sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản mới đều có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư sinh sống ở nước ngoài. Người Việt định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (người còn quốc tịch Việt Nam) sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về nhà ở như công dân trong nước.
Bên cạnh đó, bà con Việt kiều sẽ được đầu tư, kinh doanh bất động sản như công dân trong nước. Như vậy, Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
Các chuyên gia cũng đánh giá lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Không những thế, kiều hối chuyển qua kênh các ngân hàng thương mại còn giúp chính các ngân hàng này gia tăng tiếp cận các hộ gia đình, trên cơ sở đó sẽ phát triển mảng bán lẻ đến từng người nghèo ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối./.
Theo Vietnam+
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã -
Bình Định: Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân ổn định sản xuất, kinh doanh -
Bến Tre ký kết hợp tác, đầu tư 30 dự án với số vốn hơn 300.000 tỷ đồng -
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ An
- Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu Phi
- Ninh Thuận và Hà Lan ký kết bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp
- Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch tham dự Lễ khởi công nhà máy chế tác nữ trang Pandora
- Đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc
- Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác về khoa học công nghệ nông nghiệp
- Việt Nam là điểm đến ưu tiên của Canada trong Chiến lược Ấn Độ Dương-TBD
- Quy hoạch sẽ tạo ra các xung lực mới để Đồng Tháp phát triển đột phá
-
Giúp nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất(Tapchinongthonmoi.vn) - Bão số 3 (bão Yagi) đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Hải Phòng. Với quyết tâm hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng hỗ trợ vốn vay, tăng cường tuyên truyền đến các hội viên nông dân áp dụng kỹ thuật, giúp nông dân khôi phục sản xuất, đảm bảo năng suất, sản lượng.
-
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần ThơChủ tịch Quốc hội mong muốn trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố tiếp tục chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động...
-
52 năm ký Hiệp định Paris: Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt NamHiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.
-
Sáng kiến “tiết kiệm nghìn tỷ” cho ngành Nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Sinh ra và lớn lên ở làng quê, không đành lòng trước cảnh được mùa mất giá, anh Lương Văn Trường, sinh năm 1990, ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã quyết định thi vào Trường Đại học Đà Lạt theo học ngành Công nghệ sau thu hoạch và tốt nghiệp năm 2011. Ra trường, anh quyết định theo đuổi đam mê làm ruộng và đã có sáng kiến giúp tiết kiệm khoảng hơn 3.000 tỉ đồng cho ngành Nông nghiệp.
-
Bắt giữ nhóm lừa đảo chiếm đoạt gần 106 tỷ đồng trên không gian mạngCác đối tượng trên đã thực hiện hàng nghìn giao dịch chuyển và nhận tiền từ các vụ lừa đảo của rất nhiều bị hại trên toàn quốc với tổng số tiền giao dịch ban đầu khoảng 105 tỷ 999 triệu đồng.
-
Nhu cầu tuyển dụng lao động giáp Tết lớn, cơ hội nhận mức lương tốtTại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, cuối năm nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, đặc biệt là lao động thời vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm.
-
Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài-Lào CaiNút giao IC13, đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều 25/1; đây là nút giao thứ 2 nối thành phố Yên Bái với đường cao tốc này, là nút giao thứ 3 nối với tỉnh Yên Bái.
-
Thủ tướng: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nướcTrong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá.
-
Nông sản Việt vươn lên bàn tiệc 5 sao(Tapchinongthonmoi.vn) - Chuẩn bị mùa Giáng sinh và năm mới 2025, anh Nguyễn Đức Quỳnh, giới thiệu lên trang mạng xã hội của mình những hình ảnh tươi mới về nông sản vùng rừng núi Tây Giang (Quảng Nam). Anh kể rằng, đây chỉ là một phần những gì anh và các cộng sự đang làm, đưa hương vị thiên nhiên về với thành phố, và để những món ăn Việt Nam, từng bước, từng bước, vươn mình lên bàn tiệc 5 sao.
-
Lúa Đông xuân rớt giá, nông dân lo lắng ngày cận Tết(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần Tết Nguyên đán, niềm vui được mùa của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị che phủ bởi nỗi lo giá lúa đông xuân giảm mạnh. Mức giá thấp kỷ lục, giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng lúa đứng ngồi không yên.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốc -
5 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm