
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Thủ tướng trao đổi với cán bộ, chiến sĩ không quân làm nhiệm vụ tại Cảng hàng không Phù Cát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cảng hàng không (CHK) Phù Cát là sân bay nội địa, cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO), kết hợp khai thác hàng không dân dụng với hoạt động bay quân sự với 7 vị trí đỗ máy bay, gồm 01 đường cất hạ cánh bảo đảm khả năng khai thác tàu bay như A320/321 và tương đương.
Nhà ga hành khách được xây dựng năm 2018, đáp ứng công suất 2 triệu hành khách/năm. Diện tích đất thực tế sân bay hơn 863 ha. Theo quy định hiện hành, cơ sở hạ tầng tại CHK Phù Cát hiện nay cơ bản đủ điều kiện để khai thác các chuyến bay quốc tế.
Thủ tướng xem bản đồ quy hoạch cảng hàng không Phù Cát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hiện nay, tại CHK Phù Cát có 5 hãng hàng không khai thác các đường bay nối Quy Nhơn với Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Cần Thơ và TPHCM. Sản lượng hành khách thông qua CHK Phù Cát tăng trưởng tương đối tốt trong vài năm gần đây, trung bình khoảng 1,5 triệu hành khách/năm; đã khai thác một số chuyến bay quốc tế không thường lệ.
Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông vận tải đề xuất, CHK Phù Cát có công suất đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến 2050 là 7 triệu hành khách/năm.
Thủ tướng động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 925 làm nhiệm vụ tại sân bay Phù Cát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cục Hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao lập Quy hoạch CHK Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, hồ sơ quy hoạch đã hoàn thiện báo cáo giữa kỳ. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo khẩn trương hoàn thành báo cáo cuối kỳ để xin ý kiến các cơ quan liên quan làm cơ sở thẩm định, phê duyệt.
Hiện Bộ Giao thông vận tải đang trình Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng CHK. Ngày 22/9/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá tổng thể khả năng khai thác hàng không dân dụng tại một số sân bay quân sự; nghiên cứu Đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức PPP một số CHK. Bộ Giao thông vận tải đã gửi UBND tỉnh Bình Định đề cương làm cơ sở xây dựng Đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức PPP đối với CHK Phù Cát.
Khảo sát thực địa tại sân bay, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND tỉnh Bình Định sớm hoàn thiện hồ sơ quy hoạch CHK Phù Cát để sẵn sàng phê duyệt sau khi Quy hoạch tổng thể hệ thống CHK, sân bay được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cảng hàng không Phù Cát là sân bay nội địa, cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
UBND tỉnh Bình Định tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình hoàn thiện hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát; chủ động xây dựng và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư theo phương thức PPP CHK Phù Cát làm cơ sở phê duyệt để triển khai.
Trường hợp Đề án xã hội hóa đầu tư được cấp có thẩm quyền thông qua, giao UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo quá trình này cần thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, nghiên cứu, vận dụng một số mô hình đầu tư sân bay thành công ở trong nước; bảo đảm tính lưỡng dụng của công trình...
Tại sân bay, Thủ tướng đã động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 925 đóng tại đây; đề nghị Trung đoàn làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và góp phần xây dựng sân bay ngày càng hiện đại, khang trang, sạch đẹp.
Khánh thành tuyến đường ven biển Cát Tiến – Mỹ Thành
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ cắt băng khánh thành tuyến đường ven biển tỉnh Bình Định đoạn Cát Tiến – Mỹ Thành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ cắt băng khánh thành tuyến đường ven biển tỉnh Bình Định đoạn Cát Tiến – Mỹ Thành, thuộc tuyến đường ven biển quốc gia; nghe báo cáo về quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất trong khu vực.
Tuyến đường ven biển (ĐT 639) đi qua tỉnh Bình Định dài hơn 115 km, tổng vốn đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, với 8 dự án thành phần dài 99 km, còn lại tận dụng Quốc lộ 1D khoảng 16 km. Tuyến đường này chạy song song với Quốc lộ 1 thông suốt từ Quy Nhơn ra đến Hoài Nhơn, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển toàn diện cho cả mạn phía đông của tỉnh.
Tuyến đường ven biển (ĐT 639) đi qua tỉnh Bình Định dài hơn 115 km, đã có 3 dự án đoạn Cát Tiến - Đề Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, cầu Lại Giang - cầu Thiện Chánh được đưa vào sử dụng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hiện đã có 3 dự án đoạn Cát Tiến - Đề Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, cầu Lại Giang - cầu Thiện Chánh được đưa vào sử dụng với tổng chiều dài hơn 38 km, tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Trong đó, đoạn Cát Tiên - Mỹ Thành có mức đầu tư 1.967 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.
Thủ tướng khảo sát công trường thi công đường ven biển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo quy hoạch, đường ven biển đi qua tỉnh Bình Định có điểm đầu kết nối với đường bộ ven biển tỉnh Quảng Ngãi tại ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi (phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), điểm cuối kết nối với đường bộ ven biển tỉnh Phú Yên tại ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên (phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) với chiều dài khoảng 130km.
Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Bình Định về quy hoạch phát triển của tỉnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị tỉnh tập trung làm xong con đường này trong nhiệm kỳ, tạo không gian phát triển mới, quỹ đất mới, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch... Tinh thần là phía đông đường mới ưu tiên quy hoạch, phát triển du lịch, dịch vụ, phía tây quy hoạch, phát triển công nghiệp, khai thác hiệu quả nhất quỹ đất. Đồng thời khẩn trương hoàn nguyên môi trường sau khi dự án hoàn thành.
Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường ven biển là hết sức cần thiết nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển, nâng cao đời sống vật chấ và tinh thần của người dân, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.
Dự án khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định được khởi công từ tháng 9/2020, dự kiến sẽ thu hút khoảng 2 tỷ USD đầu tư, tạo việc làm cho 120.000-150.000 lao động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Khảo sát khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ động lực của Bình Định
Tiếp đó, Thủ tướng đi thăm, khảo sát khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định; thăm khu nhà ở công nhân tại dự án; nghe báo cáo về quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội.
Thuộc khu kinh tế Nhơn Hội, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, đây là dự án hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và Bình Định, do Tổng Công ty Becamex IDC (Bình Dương) và VSIP Group thực hiện.
Thủ tướng nghe báo cáo về tiến độ triển khai Dự án khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dự án gồm 1.000 ha khu công nghiệp và 425 ha khu dân cư, thương mại, dịch vụ và khu tái định cư. Dự án này đã được khởi công từ tháng 9/2020 và đang được tích cực triển khai, dự kiến sẽ thu hút khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào sản xuất công nghiệp, sau khi đi vào hoạt động tạo việc làm cho 120.000-150.000 lao động địa phương và khu vực lân cận.
Theo lãnh đạo Bình Định, dự án được triển khai tại huyện Vân Canh là địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh, được tỉnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và kỳ vọng sẽ đóng vai trò là hạt nhân mới trong thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ của Bình Định trong thời kỳ mới.
Thủ tướng trò chuyện với người lao động trên công trường Dự án khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Khảo sát thực tế, Thủ tướng nêu rõ dự án thu hút được nhà đầu tư nhờ hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông; lưu ý nhà đầu tư quan tâm xây dựng sớm nhà ở công nhân với hạ tầng đầy đủ, nhất là hạ tầng điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa...
Thủ tướng trao đổi với nhà đầu tư Đức trong lĩnh vực công nghệ cao tại dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trao đổi với nhà đầu tư Đức trong lĩnh vực công nghệ cao tại dự án, Thủ tướng cho biết phía Việt Nam đang tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược trong khu vực, nhất là cao tốc Bắc-Nam, mở rộng sân bay Phù Cát..., tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Ông chúc nhà đầu tư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thành công bởi "vạn sự khởi đầu nan".
Thủ tướng thăm gia đình công nhân tại khu chung cư dành cho người thu nhập thấp An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Biểu dương mô hình nhà thu nhập thấp của Bình Định
Cũng trong sáng nay, ngoài chương trình dự kiến, Thủ tướng đã tới khảo sát khu chung cư dành cho người thu nhập thấp An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, Thành phố Quy Nhơn, thăm hỏi, động viên người dân và chủ đầu tư.
Người dân cho biết rất vui mừng được mua căn hộ với diện tích 52 m2, giá 700 triệu đồng và được trả góp trong 20 năm, vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất chỉ khoảng 4%/năm.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết đến nay trên địa bàn đã xây dựng được 7.000 căn hộ thu nhập thấp và đã dành quỹ đất để xây dựng 20.000 căn tương tự cho tới năm 2025.
Đánh giá cao cách làm và kết quả của Bình Định trong xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế, Thủ tướng ghi nhận một số kinh nghiệm như tỉnh không tính tiền sử dụng đất, đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước…; chủ đầu tư tự lo ngân sách xây dựng hoặc vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, đồng thời ngân hàng hỗ trợ người mua nhà, người mua có thể trả 1 lần hoặc trả góp trong nhiều năm.
Thủ tướng đánh giá cao cách làm và kết quả của Bình Định trong xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
“Như vậy là có nhiều cách làm để người thu nhập thấp có thể an cư, lạc nghiệp. Nếu tỉnh nào cũng làm được 20.000 căn hộ như Bình Định thì cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu tới năm 2030, xây dựng thêm ít nhất 1 triệu căn hộ cho người thu nhập nhấp, công nhân lao động. Đề án này đang được xây dựng, nhưng Bình Định đã đi trước 5 năm”, Thủ tướng đánh giá và đề nghị tỉnh, chủ đầu tư tiếp tục nhân rộng mô hình này.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; Bộ Xây dựng khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; các ngân hàng vào cuộc hỗ trợ về vốn; các địa phương bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng, tạo thuận lợi cho các dự án nhà ở xã hội... để tới năm 2030, xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.
Theo Chinhphu.vn
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội
-
Thủ tướng gửi thông điệp tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam
-
Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức Đoàn, thanh niên phải đi đầu trong chuyển đổi số
- Bộ trưởng Tô Lâm: “Làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực”
- Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật
- Chất vấn và trả lời chất vấn: Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
- Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
- Khen thưởng cá nhân, tổ chức có giải pháp đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3
- Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
- Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh