Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
Cùng tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các thành viên của Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7 khuyến nghị của WHO đối với Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại phiên họp, kể từ đầu dịch đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu ca khỏi bệnh (92,1%). Số mắc trung bình hàng tháng năm 2021 là 144.000 ca, năm 2022 là 816.000 ca; tỉ lệ tử vong (chết/mắc) năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%.
Từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5/2023, ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc (giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022); cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do COVID-19, tỉ lệ tử vong (chết/mắc) giảm mạnh xuống còn 0,02%. Các ca tử vong ghi nhận trong thời gian này đều là những trường hợp có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước, phần lớn có tiền sử chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19.
Từ ngày 23-29/5/2023, số ca nặng giảm 27,4% so với tuần trước, hiện còn 1.898 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 35 ca bệnh nặng đang được quản lý, điều trị tại bệnh viện các tuyến. Hiện nay tỉ lệ người bệnh COVID-19 nhập viện thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B và tỉ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B, như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Đến nay, tổng số liều vaccine đã tiêm là hơn 266 triệu. Tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,0%; tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,3%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,6%.
Theo WHO, tính đến ngày 29/5/2023, thế giới đã ghi nhận trên 689 triệu ca mắc, hơn 6,8 triệu ca tử vong. trên thế giới mỗi tuần vẫn ghi nhận hàng triệu ca nhiễm hoặc tái nhiễm, hàng trăm nghìn ca nhiễm phải nhập viện, hàng nghìn người tử vong, ngoài ra ước tính cứ 10 ca nhiễm thì có 1 ca dẫn đến tình trạng hậu COVID-19, vẫn còn nhiều câu hỏi về khả năng xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể gây ra những đợt dịch bùng phát mới.
Ngày 5/5/2023, WHO công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.
Ngày 6/5/2023, Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và các đơn vị liên quan. Tại cuộc họp, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã đưa ra 7 khuyến nghị đối với Việt Nam:
1. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục duy trì năng lực quốc gia, các thành tựu đã đạt được và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc có thể bị quá tải hệ thống y tế.
2. Đưa tiêm chủng vaccine COVID-19 vào tiêm chủng quốc gia (tiêm chủng suốt đời), tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, nhất là cho nhóm nguy cơ cao.
3. Tập trung giám sát trọng tâm, trọng điểm để phát hiện sớm các biến thể mới; nâng cao năng lực điều trị để giảm số ca tử vong, giám sát chặt chẽ thay đổi trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh.
4. Chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có.
5. Tiếp tục truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng.
6. Tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia, sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ;
7. Tiếp tục các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine và tìm hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19, cần giám sát chặt chẽ trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, sẵn sàng nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.
Thắng lợi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Sau khi nghe báo cáo, ý kiến các đại biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Việc công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; thẩm quyền quyết định chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B thuộc Bộ Y tế.
Nhìn lại 3 năm phòng, chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 gây bất ngờ cho tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô toàn quốc, với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, chưa có tiền lệ và kéo dài suốt từ đầu năm 2020 tới nay.
Tuy nhiên, chúng ta đã thành công trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19, đi sau nhưng về trước trong công tác này. Điều này có được nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp tình hình của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế.
"Thắng lợi này là thắng lợi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Với cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, chúng ta vừa phòng, chống dịch vừa sơ kết, đúc rút kinh nghiệm; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa biện pháp hành chính và biện pháp khoa học; tổng kết 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức phòng, chống dịch "5K+vaccine+thuốc+công nghệ+ý thức của người dân và các biện pháp khác"; thực hiện chiến lược vaccine (gồm Quỹ vaccine, ngoại giao vaccine và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine miễn phí lớn nhất trong lịch sử cho người dân).
Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế trong nước vào ngày 11/10/2021, mở cửa với quốc tế từ ngày 15/3/2022 và sau đó tổ chức thành công SEA Games, việc này là phù hợp tình hình, giúp tình hình kinh tế-xã hội phục hồi mạnh trong năm 2022.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chịu rất nhiều khó khăn, mất mát, hy sinh, đặc biệt là hơn 43.000 người đã chết, trong đó có nhiều người trên tuyến đầu đã hy sinh. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người chết do đại dịch, đặc biệt là những người tham gia phòng, chống dịch.
Đồng thời, Thủ tướng cảm ơn sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự phối hợp của các bộ, ngành, toàn thể nhân dân, các lực lượng tuyến đầu, người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam vượt qua đại dịch, giúp Ban Chỉ đạo quốc gia hoàn thành nhiệm vụ.
Thủ tướng nêu rõ các bài học kinh nghiệm quan trọng, quý báu: Luôn đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; chủ động phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở, sẵn sàng mọi mặt và có phương án, kịch bản ứng phó với mọi tình huống; luôn quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân trong dịch bệnh (đến nay, đã giải ngân 104.000 tỷ đồng hỗ trợ hàng chục triệu người lao động và sử dụng lao động); điều hành với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp, sát thực tiễn; bảo đảm sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ ngành, địa phương theo tinh thần trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.
Đại dịch cũng một lần nữa khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là tài sản vô giá của dân tộc ta, không phân biệt già trẻ, gái trai, tôn giáo, trong nước, ngoài nước.
Nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan tới việc công bố hết dịch; tiếp tục nghiên cứu 7 khuyến cáo của WHO, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, xây dựng kế hoạch phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình mới, nhất là tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng và huy động, sử dụng nguồn lực; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là những người chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là hàng nghìn trẻ em mồ côi; tôn vinh, khen thưởng những người có công, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách với những người tham gia phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, trục lợi.
Bộ Y tế tiến hành tổng kết công tác phòng, chống dịch trong tháng 6, từ đó rút ra các bài học chống dịch cho những năm tới nếu có đại dịch để không bị động, bất ngờ; hướng dẫn các bộ ngành, địa phương; rà soát, chủ động thực hiện hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan; hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra và dịch COVID-19 có thể quay lại; tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình, nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 hằng năm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền.
Các bộ ngành, địa phương tiếp tục hoàn thành xử lý các vấn đề, các công việc tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao cảnh giác, làm rõ vấn đề khác nhau giữa dịch nhóm A và nhóm B để có biện pháp phù hợp.
Sau 20 kỳ họp, Ban Chỉ đạo quốc gia đã hoàn thành nhiệm vụ và thời gian tới Ban Chỉ đạo sẽ được kiện toàn phù hợp tình hình.
Theo Báo Chính Phủ
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia -
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước -
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết