Tiền Giang nỗ lực khống chế dịch bệnh, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi
Ngành thú y tỉnh Tiền Giang là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi. Ngoài công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi các kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng, chống dịch bệnh, cán bộ thú y các cấp luôn “sát cánh” cùng người chăn nuôi, giám sát đàn vật nuôi, phát hiện bệnh để ứng phó kịp thời. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch tả heo Châu Phi gần đây, tỉnh Tiền Giang thực hiện có hiệu quả để khống chế, bao vây mầm bệnh. Trong đó, giải pháp áp dụng sáng kiến “Giờ Vàng” trong phòng dịch bệnh này của tiến sĩ Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Chăn nuôi - Thú y Tiền Giang đã phát huy hiệu quả.
Cụ thể, qua công tác nghiên cứu, tiến sĩ Hiếu đã đề xuất áp dụng giải pháp khi test nhanh đàn heo bệnh dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi thì cho tiêu hủy ngay không cần phải chờ đợi trong nhiều ngày khi có kết quả xét nghiệm từ cơ quan chuyên môn. Giải pháp này loại thải sớm heo mắc bệnh ra khỏi đàn trước khi bài thải virus có khả năng lây bệnh vừa nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ môi trường.
Tiến sỹ Thái Quốc Hiếu chia sẻ: “Thực hiện “Giờ Vàng” trong phòng, chống dịch tả heo Châu Phi là phát hiện sớm, tiêu hủy nhanh thì làm gì ở trong chuồng còn mầm bệnh nữa. Cái độc đáo là con virus này chỉ lây truyền qua con đường ăn uống 99,9%, nghĩa là chỉ có virus trong chuồng thì mới gây bệnh. Khi test nhanh chỉ 10 phút là biết kết quả rồi, do đó mạnh dạn tham mưu cho Sở Nông nghiệp-PTNT, đề xuất UBND tỉnh có một công văn khi test nhanh dương tính là tiêu hủy”.
Sau khi tiêu hủy đàn heo bệnh, chính quyền, ngành chức năng địa phương cấp phát hóa chất miễn phí và hỗ trợ hộ chăn nuôi phun xịt tiêu độc chuồng trại để khống chế bao vây mầm bệnh. Mới đây, Chi cục thú y còn giới thiệu cho 2 trang trại chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây hợp đồng với doanh nghiệp cung ứng vaccine phòng, chống dịch tả lợn châu Phi thực hiện tiêm phòng “ thí điểm” cho 171 con heo. Qua tiêm phòng bước đầu, vaccine đã phát huy hiệu quả, chủ hộ bảo vệ được đàn vật nuôi.
Tiến sỹ Thái Quốc Hiếu chia sẻ: “Thực hiện “Giờ Vàng” trong phòng, chống dịch tả heo Châu Phi là phát hiện sớm, tiêu hủy nhanh thì làm gì ở trong chuồng còn mầm bệnh nữa. Cái độc đáo là con virus này chỉ lây truyền qua con đường ăn uống 99,9%, nghĩa là chỉ có virus trong chuồng thì mới gây bệnh. Khi test nhanh chỉ 10 phút là biết kết quả rồi, do đó mạnh dạn tham mưu cho Sở Nông nghiệp-PTNT, đề xuất UBND tỉnh có một công văn khi test nhanh dương tính là tiêu hủy”.
Sau khi tiêu hủy đàn heo bệnh, chính quyền, ngành chức năng địa phương cấp phát hóa chất miễn phí và hỗ trợ hộ chăn nuôi phun xịt tiêu độc chuồng trại để khống chế bao vây mầm bệnh. Mới đây, Chi cục thú y còn giới thiệu cho 2 trang trại chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây hợp đồng với doanh nghiệp cung ứng vaccine phòng, chống dịch tả lợn châu Phi thực hiện tiêm phòng “ thí điểm” cho 171 con heo. Qua tiêm phòng bước đầu, vaccine đã phát huy hiệu quả, chủ hộ bảo vệ được đàn vật nuôi.
Tiền Giang hiện có đàn gia cầm lớn nhất vùng ĐBSCL với 17,3 triệu con; trong đó, 3 loại gia cầm "đặc sản” mà các địa phương khác rất ít như: gà ác, gà tre, chim Cút. Năm 2022 này, dịch bệnh trên đàn gia cầm nhìn chung được khống chế. Riêng bệnh cúm gia cầm với virus H9-N2 (động lực thấp) xảy ra không nhiều, chỉ làm giảm sản lượng đẻ trứng chứ không gây chết đàn vật nuôi. Riêng đàn trâu bò có khoảng 125.000 con, trong đó có hơn 90% đàn bò được tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục nên số lượng bò chết do bệnh này trong năm nay chỉ có 3 con.
Theo các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang, qua các khóa tập huấn, hội thảo và rút kinh nghiệm trong chăn nuôi qua nhiều năm, hiện nay, đa số hộ chăn nuôi đã nắm vững các kiến thức chăn nuôi, nhất là biện pháp đối phó với các loại dịch bệnh thông thường trên đàn vật nuôi. Giải pháp quan trọng nhất để giúp các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm hạn chế các loại dịch bệnh mà ngành chức năng tỉnh Tiền Giang thường xuyên khuyến cáo là chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi kiểu trang trại, chăn nuôi liên kết theo chuỗi. Đến nay, toàn tỉnh có 436 trang trại heo, chiếm tỉ lệ 27%; 1.017 trang trại gia cầm, thủy cầm chiếm tỉ lệ 64%. Ngành chăn nuôi - thú y tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi và doanh nghiệp phát triển mô hình liên kết, khép kín quy trình phòng, chống dịch bệnh.
Ông Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Chăn nuôi- Thú y Tiền Giang nói: “Về chăn nuôi, tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận cơ chế, chính sách của tỉnh làm sao phát triển mạnh đàn vật nuôi của Tiền Giang. Có liên kết mới thành công, nuôi đúng quy trình thì ra sản phẩm mới đồng bộ, đồng đều thì mới đưa ra thị trường được. Còn rất nhiều vấn đề nan giải trong chăn nuôi mà khó nhất là vấn đề thị trường”.
Ngành chăn nuôi ở tỉnh Tiền Giang đang chịu nhiều áp lực do chi phí phát sinh lớn từ công tác phòng, chống dịch bệnh, giá thức ăn gia súc tăng đột biến. Song, doanh nghiệp và nông dân đang khắc phục khó khăn, ổn định, duy trì đàn vật nuôi chất lượng cao để góp phần cung cấp sản phẩm nông sản cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hướng đến xuất khẩu./.
Theo VOV.vn
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Nhiều đội múa lân ở vùng quê Quảng Trị biểu diễn quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ phía Bắc -
Ngư dân Quảng Trị neo đậu tàu thuyền ứng phó với bão
- Hòa Bình: Tiếp tục xuất hiện vết nứt, sụt lún, thêm 10 hộ dân di dời khẩn cấp
- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 4 và tiến vào biển Đông
- Nghệ An chấm dứt thực hiện Dự án công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng tại xã Hưng Tây
- Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới
- Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4: 2 kịch bản ảnh hưởng đến Việt Nam
- Việt Nam nhận được nhiều cảm thông và sự trợ giúp quốc tế để khắc phục hậu quả bão số 3
- Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lào Cai
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!