Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội gắn chặt với lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên
Hội Nông dân (ND) huyện Gia Lộc là địa phương được Hội ND tỉnh Hải Dương lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện để các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện Đại hội trong quý II/2023. Đây cũng là điển hình của tỉnh trong thực hiện các phong trào thi đua, đồng hành cùng nông dân. Với cách làm sáng tạo, hoạt động của Hội ND huyện Gia Lộc nhiệm kỳ 2018-2023 đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành địa phương tiêu biểu trong các phong trào nông dân của tỉnh.
Tới dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; ông Nguyễn Văn Phú, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ; bà Phạm Thị Thanh Tâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương cùng các đ/c lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ, các đ/c Thường trực, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, các đ/c lãnh đạo, chuyên viên các ban Hội Nông dân tỉnh và 11 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố. Về phía huyện Gia Lộc có ông Đặng Xuân Thưởng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lộc, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể của huyện cùng 146 đại biểu đại diện cho trên 35 nghìn hội viên nông dân trên địa bàn huyện.
Nông dân huyện Gia Lộc chiếm 85,3% dân số toàn huyện, hội viên nông dân chiếm 153,4% so với số hộ nông dân. Trong 5 năm qua, các cấp Hội ND huyện Gia Lộc đã kết nạp được 4.357 hội viên mới, đưa tổng số hội viên hiện nay là 35.980 hội viên, đạt 153,4 %. Tổng số quỹ Hội hiện có trên 7,5 tỷ đồng, (đạt 161,2 % so với nghị quyết Đại hội). Các cấp Hội đã phát động và nâng cao chất lượng phong trào ‘Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, trung bình hàng năm có 12.475 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp, đạt tỷ lệ 76,3 % so với hộ đăng ký (đạt 116,3% so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội).
Các cấp Hội trong huyện đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phong trào như tạo nguồn vốn vay, cung ứng cây, con giống mới, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả. Hội ND các cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 1.720 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 100 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT cho 510 hộ vay với tổng dư nợ gần 102 tỷ đồng. Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân đạt trên 8 tỷ đồng cho 296 hộ vay.
Hội ND huyện còn phối hợp tổ chức 520 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 33.820 lượt hội viên, nông dân; Phối hợp với Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 9 lớp đào tạo nghề cho 315 lao động nông thôn; Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức 7 lớp đào tào nghề cho 245 lao động nông thôn; Trực tiếp cung ứng 1.170 tấn phân bón trả chậm cho hội viên nông dân.
Trong nhiệm kỳ đã thành lập được 43 chi hội ND nghề nghiệp với 1.376 thành viên, 38 tổ hội ND nghề nghiệp với 570 thành viên, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về thành lập chi, tổ Hội, trong đó có nhiều chi, tổ hội hoạt động hiệu quả, thể hiện rõ vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế. Điển hình như chi hội nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ súp-lơ an toàn tại thôn Lúa, xã Đoàn Thượng, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn...
Phối hợp với VNPT tỉnh thực hiện làm tem truy suất nguồn gốc với sản phẩm nho hạ đen (xã Đoàn Thượng), dưa thơm (xã Yết Kiêu, Nhật Tân), bắp cải (xã Gia Khánh), con giống gia cầm, thuỷ cầm (xã Toàn Thắng) với tổng số gần 70.000 tem…
Các cấp Hội vận động hội viên, nông dân trồng và chăm sóc 4.450m đường hoa, trồng mới 10.300 cây keo, cung ứng trên 20.500 cây giống, cây ăn quả; xây dựng 29 mô hình kinh tế tập thể, 22 mô hình “Cánh đồng không rác thải”, 4 mô hình điểm “Nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định và nói không với đốt rơm rạ sau thu hoạch”, 18 mô hình “HND tham gia thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”, 8 mô hình truyền thống lồng ghép “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn”…
Ngoài ra, Hội ND huyện tổ chức xây dựng xây dựng, bàn giao 6 ngôi nhà “Mái ấm nông dân” với tổng kinh phí hỗ trợ trên 270 triệu đồng; trích quỹ Hội, quỹ “Tiết kiệm giúp nông dân nghèo” tặng 3.150 suất quà, trị giá 1,3 tỷ đồng.
Với những thành tích đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Nông dân huyện Gia Lộc đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua của Trung ương và tỉnh, 02 hội viên nông dân được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc. Nhân dịp này, Trung ương Hội NDVN đã trao tặng Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc nhiệm kỳ 2018-2023 cho Hội ND huyện Gia Lộc.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, bà Phạm Thị Thanh Tâm ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những kết quả đạt được của Hội Nông dân huyện Gia Lộc trong nhiệm kỳ qua, đồng thời nêu lên định hướng chung công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch Hội ND tỉnh đề nghị các cấp Hội ND huyện Gia Lộc cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội; chủ động lựa chọn, đăng ký phần việc cụ thể với cấp uỷ, chính quyền trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại..; xây dựng, củng cố tổ chức Hội theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, gắn chuyển đổi số với các hoạt động xây dựng Hội và phong trào nông dân; Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân các cấp, gắn việc cho vay vốn với tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể, chi, tổ hội ND nghề nghiệp… tạo điều kiện để nông dân gắn bó hơn với tổ chức Hội. Đặc biệt, Hội cần làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; quan tâm về tình hình sản xuất, đời sống, những bức xúc của nông dân; giải quyết và phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tiến trình đô thị hóa.
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”, Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Gia Lộc lần thứ XIII đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028, gồm 19 đồng chí và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hải Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 22 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.
Ngay sau khi kết thúc Đại hội điểm, Hội ND tỉnh đã tổ chức hội nghị để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tổ chức Đại hội điểm Hội ND huyện Gia Lộc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 và triển khai, quán triệt công tác tổ chức Đại hội đến 11 huyện, thị xã, thành phố còn lại.
Theo đánh giá. nội dung, chương trình Đại hội đảm bảo theo quy trình, văn kiện được chuẩn bị tốt, quá trình tổ chức Đại hội thực hiện chu đáo, nghiêm túc, công tác chuẩn bị khánh tiết, trang trí, hậu cần đảm bảo; việc giới thiệu nhân sự, bầu các chức danh chủ chốt trúng cử với số phiếu cao. Đồng thời, còn tồn tại một số mặt chưa được như: công tác điều hành của ban kiểm phiếu đôi lúc còn lúng túng, chưa rõ ràng; tham luận cần ngắn gọn, đa dạng hơn, có trọng tâm các phong trào, hoạt động Hội, mô hình hay…
Lãnh đạo Hội ND tỉnh đề nghị Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ Đại hội điểm, cần nghiên cứu, chỉnh sửa, áp dụng cho phù hợp để làm tốt hơn. Các tham luận cần nêu bật kết quả, cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động Hội và phong trào nông dân, trong phát triển mô hình kinh tế tập thể, liên kết, hợp tác trong sản xuất theo chuỗi giá trị. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cần thiết về văn kiện, nhân sự, trang trí, tuyên truyền đảm bảo tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp huyện, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
Sơn La: Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Nông dân các cấp -
Bến Tre: Sơ kết và toạ đàm về “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ nông dân tỷ phú”
- Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường
- Sơn La: Nâng cao kỹ năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị cho cán bộ, hội viên nông dân
- Tổ chức thành công Hội thi “Nông dân Tuyên Quang với chuyển đổi số”
- Hải Dương: Giải bóng chuyền “Bông Lúa vàng” lần thứ XIII, cup Agribank năm 2024 sân chơi giải trí của nông dân
- Nông dân Nghệ An liên kết nuôi ong lấy mật theo chuỗi
- Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng thị trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dược
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa