Chiều 19/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội nhân dịp đón Xuân mới Quý Mão 2023 và chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng CSVN (03/02/1930- 03/02/2023). Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các thời kỳ, các lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang; cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Thủ đô lời thăm hỏi chân tình và những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Sau khi khái quát những kết quả nổi bật của đất nước năm 2022, Tổng Bí thư cho rằng, trong những kết quả chung đó, có sự đóng góp rất quan trọng Hà Nội.
Nhấn mạnh, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội lại càng lớn và nặng nề hơn; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội tiếp tục nhận thức sâu sắc và phát huy tốt hơn nữa truyền thống ngàn năm văn hiến - anh hùng, truyền thống cách mạng kiên cường, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, chủ động, tích cực tranh thủ mọi thời cơ và thuận lợi, bình tĩnh, tỉnh táo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với lãnh đạo thành phố Hà Nội
Chia sẻ với đại diện các tầng lớp công nhân viên chức, lao động của thủ đô tham dự buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, nói đến Thủ đô Hà Nội, trong lòng mỗi người con đất Việt đều xúc động, tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, Thành phố vì hoà bình, để rồi "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội", trong suốt cuộc đời hoạt động “vì nước, vì dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Hà Nội cũng là nơi gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất, nơi có nhiều địa danh in dấu chân Bác, khi nói về Hà Nội Bác thường dùng ba chữ "Thủ đô ta". Cách đây 68 năm, trong bài viết đăng trên Báo Nhân Dân số 236 ra ngày đầu tiên Thủ đô được giải phóng (10/10/1954) Bác đã viết "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khoẻ cả về vật chất và tinh thần". Và gần đây, ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây chính là sự quan tâm đặc biệt và cũng là yêu cầu, mong muốn, tin tưởng để Hà Nội thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước như Bác Hồ từng căn dặn với Thủ đô ta.
Tổng Bí thư chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo thành phố Hà Nội
Với tinh thần đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tự hào về lịch sử truyền thống vẻ vang của Thủ đô, vui chung về những kết quả, thành tích đã đạt được của năm 2022, song không được chủ quan, thoả mãn, bởi còn nhiều việc phải làm với nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua. "Mỗi chúng ta thêm tự hào được làm công dân của Thủ đô, mà hơn nữa lại được sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước. Trong đó, các cán bộ có mặt tại đây là những cán bộ chủ chốt của thành phố, những người có trọng trách rất lớn càng phải gương mẫu. Hơn lúc nào hết càng thấy vinh dự, tự hào thì cũng thấy trách nhiệm của mình để không ngừng tu dưỡng, phấn đấu và rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác để lãnh đạo Đảng bộ cùng nhân dân xây dựng Thủ đô ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, và với niềm tin yêu của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế", Tổng Bí thư đề nghị.
Dịp này, Tổng Bí thư chúc Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong năm 2023, chúc cho mỗi gia đình, mỗi người dân Thủ đô năm mới dồi dào sức khoẻ, an lành, nhà nhà vui tươi, người người hạnh phúc, mọi sự hanh thông./.
Theo VOV
- Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Thủ tướng biểu dương cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vượt tiến độ 3 tháng
- Thủ tướng: Hoàn thành dứt điểm, bảo đảm tiến độ, chất lượng tuyến cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ
- 50 năm Hiệp định Paris: Âm mưu chia cắt Việt Nam không thành
- Chủ tịch Quốc hội: Đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách làm
- Lời chúc Tết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
- 10 năm tái lập ngành Nội chính Đảng, khẳng định một chủ trương đúng đắn
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh