Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

TP Hồ Chí Minh: Người dân lo lắng bệnh sốt xuất huyết gây tử vong

15:01 20/11/2019 GMT+7
Trong 9 tháng đầu năm 2019, tại TP.HCM đã có trên 50.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 9 người tử vong. Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh gây nên sự lo lắng trong cộng đồng. Người dân cần phải làm gì để phòng chống dịch. Tăng do biến đổi khí

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tại TP.HCM đã có trên 50.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 9 người tử vong. Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh gây nên sự lo lắng trong cộng đồng. Người dân cần phải làm gì để phòng chống dịch.

Tăng do biến đổi khí hậu

Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết nằm điều trị tại bệnh viện

Lý giải nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát trong thời điểm này, các chuyên gia y tế cho rằng, bắt đầu từ tháng Sáu, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực miền Nam bắt đầu gia tăng nhanh. Bên cạnh đó, việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào sáng sớm và trưa là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư. Cùng với đó, sự chủ quan trong phòng chống bệnh, tình trạng người lao động di cư từ vùng xảy ra bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao đã tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, lây lan ra cộng đồng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng – người phát ngôn Sở Y tế TP.HCM, cho biết: Vào ngày 15.4.2019, Tổ chức Y tế Thế giới có nhận định rằng, tình hình dịch bệnh SXH năm 2019 sẽ tăng mạnh sau sự sụt giảm số ca bệnh năm 2017 – 2018. Cụ thể tại khu vực Tây Thái Bình Dương, ca bệnh tăng nhanh ở các quốc gia như Úc, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore, Campuchia. Ở các quốc gia châu Phi, châu Mỹ cũng ghi nhận các vụ dịch SXH. Do đó, số ca SXH của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng tăng trong năm 2019 là xu hướng toàn cầu.

Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại gây tử vong

Qua giám sát, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP (CDC) ghi nhận đa số các quận, huyện, nhất là khu vực ngoại thành đều chưa kiểm soát tốt các điểm nguy cơ gây SXH. Nhiều cơ sở kinh doanh vỏ xe, bồn nước cũ, vựa ve chai, các hộ chăn nuôi gà đá, hộ gia đình có vật chứa đựng nước, tạo điều kiện trứng muỗi nở thành lăng quăng và biến thành muỗi SXH.

Vừa qua, TP HCM ghi nhận 9 trường hợp bệnh nhân  tử vong do đến bệnh viện trễ, sau một thời gian tự mua thuốc điều trị tại nhà. Vì vậy, để phòng nguy cơ tử vong khi mắc SXH, các cá nhân khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, nhức đầu, hoặc có dấu hiệu xuất hiện các đốm xuất huyết trên da… phải đến ngay các cơ sở khám, chữa bệnh để được khám, chẩn đoán và theo dõi chính xác. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, đặc biệt đối với người có bệnh lý mạn tính, người có thể trạng béo phì...

Chú trọng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết dể ngăn chặn dịch lây lan rộng

Cũng theo bác sĩ Mai cho biết, trong năm 2019, ngành Y tế TP HCM đã phân loại 3 nhóm điểm nguy cơ, nhằm giúp UBND quận, huyện dễ dàng phân cho cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát điểm nguy cơ bùng dịch cao. Sở Y tế TPHCM đã cấp kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch SXH là 11 tỉ đồng.

Do đó, phòng chống dịch SXH là trách nhiệm của mọi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở, bắt đầu từ những việc cụ thể như dọn dẹp, loại bỏ những vật dụng chứa nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển. Việc phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp cấp thời nhằm diệt đàn muỗi trưởng thành làm giảm mật độ muỗi truyền bệnh, chứ không ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh nếu không diệt lăng quăng triệt để.

“Trong trường hợp dịch bùng phát, HĐND, UBND TPHCM sẽ cấp thêm kinh phí chống dịch cho ngành Y ế. Đối với các quận, huyện Sở Y tế cũng cấp một phần ngân sách chống dịch, cùng với ngân sách hoạt động truyền thông hàng năm”, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Sở Y tế TP HCM.

N.T.M