Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắc
Vào lúc 19h30 ngày 11/11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024. Đây là một trong những hoạt động thiết thực Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Lễ trao Giải được Truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Đến dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bà Hà Thị Khiết, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X.
Tới dự Lễ trao giải còn có các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Ông Mai Văn Chính, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Cùng dự có các đại diện lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các cơ quan báo chí.
Tiếp nối thành công của 15 lần tổ chức trước, Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 16, năm 2023 - 2024 tiếp tục có những đổi mới, nâng tầm vị thế với số lượng và chất lượng của các tác phẩm. Sau 2 năm tổ chức và triển khai Giải, đến hết ngày 31/7 năm nay, Ban Tổ chức Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 16 đã nhận được 2.135 bài thi hợp lệ của 5 thể loại: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí của hơn 100 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.
Ban Chỉ đạo, Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo đã nghiêm túc, trách nhiệm và công tâm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức chấm, thảo luận để đi đến thống nhất lựa chọn 90 tác phẩm thuộc 5 loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí để trao 5 giải A, 14 giải B, 29 giải C và 42 giải Khuyến khích.
Trong 90 tác phẩm được lựa chọn để trao giải, nhiều tác phẩm báo in, báo điện tử được đầu tư công phu và chất lượng như tác phẩm: Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân - Gốc vững, cây bền, muôn sự đều nên (Báo Nhân dân); Thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội: Khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc (Báo Hà Nội mới); Kiên trì xây dựng “phòng tuyến” của Đảng ở biên giới (Báo Biên phòng); Đi về hướng mặt trời (Báo Gia Lai); Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận: Cách nào để nâng cao hiệu quả? (Báo Quảng Nam); Từ lời kêu gọi thắp sáng vùng cao của Đảng đến kỳ tích giáo dục Điện Biên (Báo điện tử VietnamPlus); Tri ân liệt sĩ thời số hóa (Báo Pháp luật Việt Nam); Những dấu chân nơi cửa khẩu… (Báo Đắk Lắk); Hòa giải cơ sở: Kịp thời, từ gốc, “việc lớn hóa nhỏ” (Báo Nghệ An); Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng: “Chìa khóa” nhân lên sự đoàn kết, tiến bộ, phát triển (Báo Hậu Giang); Những người “thắp lửa” bên dãy Trường Sơn (Báo Đại đoàn kết); Giảm nghèo ở tỉnh từng nghèo nhất miền Tây: Từ nỗi lo, quyết tâm biến thành hành động (Báo Hậu Giang); Không để ai bị bỏ lại phía sau: Đại đoàn kết vì Việt Nam hùng cường (Báo Lao động); ...
Các tác phẩm thuộc thể loại phát thanh, truyền hình được các tác giả lựa chọn những nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, những tấm gương điển hình, những nghĩa cử cao đẹp, có tính thuyết phục, lay động lòng người như: Đại đoàn kết vì Việt Nam hùng cường (Đài Truyền hình Việt Nam - VTV5); Hành trình bước ra từ quá khứ đau thương (Đài Tiếng nói Việt Nam); Những ngôi nhà từ sức dân (Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang); 18 Xuân đoàn kết - Tết thắm tình quân dân (Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ); Ra đi rồi trở về (Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh); Soi sáng làng, buôn (Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai); …
Các tác phẩm ảnh tham dự giải năm nay được các tác giả đầu tư bài bản, chất lượng và cách thức thể hiện mang tính báo chí cao như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt cán bộ Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu toàn quốc (Báo Nhân dân điện tử); Mái ấm của các nữ tu nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật (Thông tấn xã Việt Nam); Cử nhân “hai vai” thời 4.0 (Báo điện tử Dân Việt); Yên Bái: Những nỗ lực bảo tồn văn hóa dân tộc (Báo điện tử Văn nghệ trẻ)...
Những tác phẩm xuất sắc được trao giải được đánh giá ấn tượng, nổi bật với tính phát hiện và ý tưởng có giá trị, truyền tải tới xã hội, cộng đồng những thông điệp mang tính xây dựng cao, góp phần cổ vũ, phát huy sức mạnh đoàn kết, sức sáng tạo trong nhân dân, vì mục tiêu chung xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhà báo Phương Quyên, Báo Nhân dân - đại diện nhóm tác giả đoạt giải A với tác phẩm “Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân - Gốc vững, cây bền, muôn sự đều nên” chia sẻ, loạt 5 bài viết là những đánh giá khá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được trong quá trình triển khai quan điểm “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân” trong những năm qua. Qua đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần đưa chủ trương này trở thành một phương thức lãnh đạo quan trọng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
“Đảng lãnh đạo toàn diện, tuy nhiên, sự lãnh đạo này rất đặc biệt ở chỗ là nhân dân giám sát, càng giám sát kỹ, càng giám sát hiệu quả thì đường lối, Cương lĩnh của Đảng càng đi vào thực tiễn, sáng tỏ hơn hiệu quả hơn. Chính vì ý nghĩa như vậy, cho nên tác phẩm khi thực hiện có sự đầu tư công phu, khảo sát khá nhiều các tỉnh, thành phố từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là những địa bàn vùng sâu, vùng xa và cách tiếp cận ở góc độ là vai trò của Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội là đại diện cho người dân để thực hiện các công việc giám sát trở lại đường lối của Đảng và cũng là giám sát cán bộ đảng viên xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh” - Nhà báo Phương Quyên nói.
Một trong những điểm nổi bật của Giải năm nay là các sản phẩm báo chí đa phương tiện được đầu tư một cách công phu, hấp dẫn. Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, phát triển báo chí đa nền tảng, đa phương tiện và các hình thức báo chí sáng tạo nhằm tăng sức hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận của công chúng. Ngoài các cơ quan báo chí ở Trung ương, một số báo, đài địa phương cũng có những thay đổi trong cách chọn chủ đề, đề tài và triển khai theo phương thức mới mẻ, hiện đại, được đánh giá cao cả về chất lượng và hình thức thể hiện.
Đại diện nhóm tác giải đoạt giải C với loạt 3 bài “Đảng viên vùng cao Quảng Ngãi: Già nêu gương, trẻ tiên phong”, nhà báo Từ Thiên Hậu, Báo Quảng Ngãi chia sẻ: “Đối với một tác phẩm báo chí, phần nội dung là rất quan trọng. Tuy nhiên, để nội dung có thể truyền tải tới bạn đọc khán giả được tốt hơn thì phần hình thức trình bày cũng rất quan trọng. Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay báo chí rất cần sự đổi mới trong cách trình bày tác phẩm của mình. Bên cạnh nội dung phần trình bày của các tác phẩm cũng có thể là điểm gây ấn tượng đối với Ban giám khảo khi áp dụng báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, sử dụng số trong cách thể hiện, truyền tải thông tin.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành' -
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí -
Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Trưởng Ban Tổ chức TW: Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng
- Thủ tướng: Không để các lực lượng thi công 'cô đơn trên công trường'
- Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, lực lượng nòng cốt
- Thủ tướng: Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi
- Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc
- Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Cộng hòa Dominicana
- Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng Tháp
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
Thanh Hóa sẽ có thêm 2 huyện nông thôn mới nâng caoNăm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm ít nhất 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều vượt.
-
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ýMột số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 sẽ được chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp như sau.
-
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ SơnVượt qua hơn 300km trong tiết trời lạnh giá, đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Nghi Hải, Nghi Hòa (Cửa Lò) cùng các mạnh thường quân đã đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình, trường học nơi miền biên viễn Kỳ Sơn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội