Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới cho Đồng bằng sông Cửu Long
Chủ trì buổi thông tin trước thềm Hội nghị diễn ra hôm nay (18/6), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết chương trình sự kiện lớn này gồm 06 nội dung chính. Thứ nhất là công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ hai, định hướng triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, song song với việc thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hội nghị cũng sẽ công bố cam kết tài trợ của nhóm 6 ngân hàng phát triển thống nhất danh mục dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài với mức vốn cam kết vào khoảng 2,2 tỷ đô la.
Nội dung quan trọng nữa của sự kiện là xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành cùng Chính phủ triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng về phát triển vùng, liên kết vùng để thực hiện quy hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Trong khuôn khổ Hội nghị, để quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người vùng ĐBSCL, Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh "Đồng bằng sông Cửu Long - Khát vọng phát triển".
Thông điệp mạnh mẽ về sự đổi mới
Chia sẻ về thông điệp "Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới" do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đưa ra, ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ KH&ĐT) cho biết, 05 tư duy mới chính là: Chủ động kiến tạo phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, hài hòa, dựa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường; Linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội; Đổi mới, cải cách mạnh mẽ, chuyển đổi nhanh mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang phát triển theo hướng tập trung; Liên kết phát triển, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế thông qua liên kết trong và ngoài Vùng ở tất cả các cấp độ; Bền vững, chiến lược lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng phát triển hạ tầng đi trước, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của vùng, trước hết tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu.
Ông Đinh Trọng Thắng,Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ KH&ĐT chia sẻ về thông điệp của Hội nghị.
"Còn về tầm nhìn mới, Quy hoạch vùng ĐBSCL sẽ giúp phát triển vùng nhanh và bền vững, hiện đại, sinh thái, văn minh, mang đậm đà bản sắc văn hóa. Đến năm 2050, đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư", ông Thắng nhấn mạnh.
Phân tích về những cơ hội mới, đại diện lãnh đạo Bộ KH&ĐT đưa ra 06 triển vọng. Thứ nhất, đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế, hệ thống đường ven biển, phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp. Trong đó, tập trung triển khai tuyến đường bộ ven biển trở thành hành lang kinh tế thực thụ để đóng góp cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế vùng, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, phát triển nông nghiệp là thế mạnh, cũng là sứ mệnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển các sản phẩm chiến lược theo ba trọng tâm.
Phát triển hệ thống 08 trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, kết nối với các đầu mối hạ tầng để cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, với công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, gắn với kinh tế biển, kiểm soát tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển. Nâng cao tính tập trung, mật độ của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở gắn kết với khu vực đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng liên kết trong vùng, liên vùng, quốc tế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, đồng bộ, hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; Phát triển mạnh kinh tế biển; Thúc đẩy đồng bằng sông Cửu Long trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển trên cơ sở phát triển sản phẩm và xúc tiến chung cho thương hiệu; phát triển Cần Thơ và Phú Quốc trở thành hai trung tâm du lịch quốc tế, là cửa ngõ đón khách của toàn vùng.
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Thứ sáu, giúp người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long sinh sống tại các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động, đẩy đủ việc làm và sinh kế, hạ tầng đồng bộ, dịch vụ công tiện lợi và môi trường sống bền vững, chất lượng sống, gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái quan trọng và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng lâu dài của Vùng.
Cũng theo ông Đinh Trọng Thắng, tư duy, tầm nhìn, cơ hội mới sẽ tạo ra giá trị mới. Đó là quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ chỗ phát triển dưới tiềm năng thành nơi đáng sống, năng động, thịnh vượng, là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch và nhà đầu tư. Năm 2030, quy mô nền kinh tế lớn hơn 2 -2,5 lần so với hiện nay. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu. Môi trường sống được tạo dựng bền vững, chất lượng sống của người dân được nâng lên gắn liền với bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái.
Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng; liên kết vùng phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng.
"Hội nghị góp phần tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết 13–NQ/TW của Bộ Chính trị và Quy hoạch vùng ĐBSCL đã được phê duyệt; tranh thủ có hiệu quả sự ủng hộ, hợp tác, đồng hành của các bạn bè, đối tác quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để góp phần thực hiện mục tiêu đưa vùng ĐBSCL đến năm 2050 trở thành trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư", Thứ trưởng Trần Quốc Phương tin tưởng.
Theo báo Chính phủ
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica -
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh