Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Tự hại mình với thói quen mua thuốc kháng sinh không cần kê đơn

08:21 29/07/2019 GMT+7
Theo Tiến sĩ Momoe Takeuchi, Trưởng Nhóm Phát triển Hệ thống y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay 90% nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh không kê đơn, 87% người dân có thể đến nhà thuốc mua kháng sinh, điều này khiến cho vấn đề kháng kháng sinh

Theo Tiến sĩ Momoe Takeuchi, Trưởng Nhóm Phát triển Hệ thống y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay 90% nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh không kê đơn, 87% người dân có thể đến nhà thuốc mua kháng sinh, điều này khiến cho vấn đề kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Mua thuốc kháng sinh nên theo chỉ định của bác sỹ. Ảnh minh họa.

Vậy thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là các thuốc giết vi khuẩn (vi sinh mầm bệnh gây nhiễm trùng), được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Vi khuẩn và vi rút là hai loại vi sinh mầm bệnh chính. Chúng gây ra hầu hết các bệnh. Kháng sinh có thể giết vi khuẩn, nhưng không có tác dụng với vi rút. Vi rút gây ra những bệnh sau: Cảm; Ho; Đau họng; Cúm; Chảy nước mũi; Viêm xoang; Viêm phế quản; Nhiễm trùng tai. Những vi khuẩn mạnh nhất có thể phát triển và lây lan. Người ta có thể bị nhiễm bệnh lại. Lần này vi sinh mầm bệnh khó bị giết hơn. Càng sử dụng nhiều kháng sinh, thì vi sinh mầm bệnh càng tăng đề kháng.

Theo phân loại của Bộ Y tế chúng ta có 9 nhóm kháng sinh và các tác dụng phụ khi sử dụng, như sau:

1. Nhóm Beta-Lactam – tác dụng phụ: Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong. Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây quá liều. Các tác dụng phụ khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số cephalosporin- rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.

2. Nhóm AMINOGLYCOSID – tác dụng phụ: Giảm thính lực và suy thận nếu trầm trọng có thể gây nên điếc vĩnh viễn, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ khi sử dụng ở người bệnh suy thận, người cao tuổi (chức năng thận giảm) hoặc dùng đồng thời thuốc có cùng độc tính (vancomycin, furosemid). Hiện tượng nhược cơ cũng có thể gặp khi sử dụng aminoglycosid do tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ, hiện tượng này ít khi gặp nhưng tỷ lệ tăng cao khi sử dụng phối hợp với thuốc mềm cơ Cura, nếu tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch thì có thể gây liệt cơ hô hấp do nồng độ tăng đột biến trong máu. Ngoài ra, còn có gây dị ứng da (ban da, mẫn ngứa) hoặc sốc quá mẫn.

3. Nhóm MACROLID – tác dụng phụ: Thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hoá: Gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật. Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp. Thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

4. Nhóm LINCOSAMID – tác dụng phụ: thường gặp nhất là gây ỉa chảy, gây viêm đại tràng giả mạc có thể gây tử vong. Viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể phục hồi.

5. Nhóm PHENICOL – tác dụng phụ: gây bất sản tuỷ dẫn đến thiếu máu trầm trọng gặp với cloramphenicol. Hội chứng xám (Grey­syndrome) gây tím tái, truỵ mạch và có thể tử vong, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non. Hiện kháng sinh này ít được sử dụng do nguy cơ gây bất sản tuỷ có thể gặp ở mọi mức liều – tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong.

6. Nhóm CYCLIN – tác dụng phụ: đặc trưng của nhóm là gắn mạnh vào xương và răng, gây chậm phát triển ở trẻ em, hỏng răng, biến màu răng – thường gặp với trẻ dưới 8 tuổi hoặc do người mẹ dùng trong thời kỳ mang thai. Tác dụng phụ trên đường tiêu hoá gây kích ứng, loét thực quản (nếu bị đọng thuốc tại đây), đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy… hay gặp khi dùng đường uống. Độc tính trên thận hoặc trên gan, gây suy thận hoặc viêm gan, ứ mật. Tăng áp lực nội sọ có thể gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu dùng phối hợp với vitamin A liều cao. Mẫn cảm với ánh sáng cũng là ADR phải lưu ý tuy hiếm gặp.

7. Nhóm PEPTID – tác dụng phụ: Là gây tổn thương trên hệ cơ xương. Đã có báo cáo về các trường hợp tiêu cơ vân, tuy hiếm gặp. Tăng Creatin kinase (CK) có thể xảy ra, nhưng nếu tăng CK đơn thuần thường không cần dừng thuốc, trừ khi tăng CK kèm theo các biểu hiện khác của bệnh lý cơ. Trong thử nghiệm lâm sàng pha 1 và pha 2, đã ghi nhận một vài trường hợp có biểu hiện của bệnh lý thần kinh cơ, tuy nhiên không gặp tác dụng phụ này trong thử nghiệm lâm sàng pha 3.

8. Nhóm QUINOLON – tác dụng phụ: Là viêm gân, đứt gân Asin- Tỷ lệ gặp tai biến tăng nếu sử dụng trên người bệnh người bệnh suy gan và/hoặc suy thận, người cao tuổi hoặc dùng cùng corticosteroid. Biến dạng sụn tiếp hợp đã gặp trên động vật non, do đó cũng có thể gặp ở trẻ em tuổi phát triển nhưng rất hiếm. Tác dụng phụ trên thần kinh trung ương, gây nhức đầu, kích động, co giật, rối loạn tâm thần, hoang tưởng. Các tác dụng phụ của nhóm kháng sinh này tương tự các cyclin là tác dụng trên đường tiêu hoá, gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc gây suy gan, suy thận, mẫn cảm với ánh sáng.

9. Nhóm kháng sinh khác: Nhóm Co­trimoxazol ­ Tác dụng phụ; Nhóm oxazolidinon – tác dụng phụ; kháng sinh nhóm 5­nitro­imidazol – tác dụng phụ.

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng

Hiện nay, chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, các Sở Y tế hay các bệnh viện lớn đã ban hành các Chương trình quản lý kháng sinh (Antimicrobial stewardships) tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2012 đã được thiết lập để tối ưu hiệu quả điều trị trong việc sử dụng kháng sinh, giảm thiểu độc tính và các biến cố bất lợi khác của thuốc, giảm chi phí chăm sóc y tế do nhiễm khuẩn và hạn chế sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc. (Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – Bệnh viện Chợ Rẫy – Thành phố Hồ Chí Minh) hay tại bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội …

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên trước thực trạng các bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay liên tục mở các phòng khám tư nhân, các dược sỹ chạy theo lợi nhuận cho thuê bằng cấp để cho các dược sỹ chưa đủ trình độ và điều kiện mở quầy bán thuốc mở các quầy thuốc nhưng không trực tiếp đứng bán lại làm cho tình trạng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh càng thêm trầm trọng. Thói quen của người dân cũng là một mối nguy hại gây nên hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, hiện nay 80-90% người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi đã sử dụng kháng sinh ở nhà không hiệu quả. Hậu quả là đến các bác sỹ thì phác đồ điều trị luôn phải dùng các loại kháng sinh thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 (kháng sinh mạnh) để chữa trị.

Nhận thức được mối nguy hiểm này, từ năm 2013 Bộ Y tế đã cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đối tác phát triển đã ký kết văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc. Đồng thời thành lập 9 tiểu ban giám sát kháng thuốc; thiết lập mạng lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh; xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn sử dụng, quản lý kháng sinh trong các cơ sở khám, chữa bệnh và triển khai thực hiện đề án kê đơn và kiểm soát kê đơn nhằm giảm tối đa việc bán thuốc kháng sinh không đơn… nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”.

Anh Vũ