
Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn những ngày đầu Xuân nhộn nhịp, hối hả với kẻ mua, người bán và du khách đi chơi hội xuân. Trong dòng người đông đúc ấy, có một người đàn ông ngoài lục tuần mặc bộ quân phục cũ chậm rãi bước đi. Đôi lúc ông đứng hẳn lại, ngước nhìn về những ngọn núi xa mờ trong cơn mưa bụi. Người đàn ông đó là cựu chiến binh Hà Đức Thiện, người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Thượng úy Hà Đức Thiện (cựu chiến binh trung đoàn 4, Sư đoàn 337) thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội của mình tại Pháo đài Đồng Đăng
Non nửa thế kỷ đã qua với biết bao thăng trầm của cuộc sống, người lính cựu vẫn chẳng thể nào quên sự khốc liệt và sự hy sinh của những người đồng đội nơi pháo đài Đồng Đăng: “Mình đang sống ở mảnh đất chiến trường xưa, trong ký ức tôi vẫn nhớ rõ tất cả các trận đánh, lúc nào cũng nghĩ về những người đồng đội của mình. Có lúc lên pháo đài thắp hương, tôi nhớ rõ nét mặt từng đồng chí. Xin cảm ơn những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để những người ở lại xây dựng quê hương yên bình.”
Hằng năm cứ đến ngày 17/2, hay ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ông Thiện vẫn là "người liên lạc" kết nối những người lính năm nào về thăm chiến trường xưa, thắp hương, tri ân những đồng đội đã ngã xuống. Với ông, đó là trách nhiệm cũng là niềm tự hào của người lính.
Pháo đài Đồng Đăng được người Pháp xây dựng từ những năm 1936-1940 nhằm phòng thủ biên giới phía Bắc, án ngữ các tuyến đường 1A, 1B, 4A chạy qua khu vực Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Cũng là một trong số ít người may mắn sống sót trong trận đánh năm đó, Đại tá Triệu Quang Điện, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn chẳng thể nào quên ký ức của một pháo đài Đồng Đăng những ngày tháng 2/1979.
“Sau khi Pháo đài bị chiếm, chúng tôi đưa một số người dân chạy về Khánh Khê chiều tối 20/2/1979 (nay là huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn). Sáng 22, chúng tôi gặp phóng viên của Đài TNVN đến tác nghiệp tại chiến trường... Lúc đó chiến tranh, người lính nào cũng quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, đến viên đạn cuối cùng. Bây giờ, thế hệ trẻ cần phải giữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, phải tôn trọng quá khứ để hướng tới tương lai, trân trọng công sức, mồ hôi, xương máu của cha ông để phát huy truyền thống để tương lai, cuộc sống ngày càng tốt hơn"- Đại tá Triệu Quang Điện nhớ lại.
Tiếp nối truyền thống cha anh, thế hệ trẻ Lạng Sơn hôm nay luôn phát huy tinh thần sáng tạo, thể hiện ý chí rèn luyện, thi đua học tập và lao động sản xuất, phát huy tinh thần xung kích - sáng tạo - đoàn kết cùng xây dựng mảnh đất xứ Lạng ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ
Toàn tỉnh Lạng Sơn đang quản lý hơn 33.000 hồ sơ người có công với cách mạng, trong đó có hơn 5.600 liệt sĩ; hơn 2.600 thương binh, bệnh binh; 207 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng… Ông Nguyễn Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết: Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”...
"Xác định là nhiệm vụ quan trọng, chúng tôi đã tăng cường rà soát hồ sơ để chi trả chế độ đúng đối tượng đảm bảo không bỏ sót, thường xuyên rà soát để nắm bắt người có công có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để kịp thời hỗ trợ, chăm lo về sức khỏe, nâng cao mức sống cho người có công… tất cả để làm sao người có công được hưởng thụ đầy đủ những thành quả phát triển KTXH của địa phương cũng như cả đất nước"- Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xa hội tỉnh Lạng Sơn cho hay.
Khói súng đã tan nơi chiến trường, vết thương đạn bom cũng dần mờ nhạt và Thị trấn biên giới Đồng Đăng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, thương mại sầm uất của tỉnh Lạng Sơn. Đến Đồng Đăng hôm nay, du khách có thể lên thăm pháo đài Đồng Đăng - nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.
Đoàn viên thanh niên tỉnh Lạng Sơn thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ
Tiếp nối truyền thống cha anh, thế hệ trẻ hôm nay luôn phát huy tinh thần sáng tạo và đẩy mạnh các phong trào, hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều phong trào thanh niên tình nguyện được triển khai rộng khắp trong đoàn viên thanh niên như ra quân đầu xuân, tháng Thanh niên, y bác sỹ trẻ tình nguyện, xây dựng nhà nhân ái cho hộ nghèo và lớp học, nhà bán trú dân nuôi... Thông qua những hoạt động này, tuổi trẻ Lạng Sơn phần nào thể hiện ý chí rèn luyện, thi đua học tập và lao động sản xuất, phát huy tinh thần xung kích - sáng tạo - đoàn kết cùng xây dựng mảnh đất xứ Lạng ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ./.
Theo VOV
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sản
-
Cả nước tiết kiệm được 298.000kWh điện sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư công
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ
- Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"
- Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dân
- Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách
- Chuẩn bị khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc
- TP.HCM: Dự án Đường vành đai 3 - đã có mặt bằng nhưng lo thiếu vật liệu
- Hội báo toàn quốc 2023 để lại ấn tượng tốt qua nhiều sự kiện
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh