
Hôm nay 23/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản".
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, tổng sản lượng thủy sản nước ta thu đạt 4,81 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,9 tỷ USD. Trong 7 tháng của năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2,37 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,67 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, việc ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ giới hóa trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đã có sự chuyển biến, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tạo ra sự phát triển nhảy vọt về năng suất, sản lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi nuôi tôm nước lợ, cá tra và một số loài thủy sản. Mức độ nội địa máy móc, trang thiết bị phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản vẫn còn thấp, chủ yếu phải nhập khẩu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam phát biểu tại hội thảo
Ông Cẩn cho biết thêm, để tiếp tục phát triển cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích; phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết gắn với cơ giới hóa; ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; phát triển nguồn nhân lực.
“Nuôi trồng nhỏ lẻ, manh mún là rất khó cho việc áp dụng này. Vừa rồi, các địa phương có gửi báo cáo, chỉ riêng tôm, chúng ta có khoảng 360.762 cơ sở nuôi, rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ, doanh nghiệp lớn chỉ tính trên đầu ngón tay. Thứ hai là hạ tầng, khi áp dụng cơ giới hóa thì cần phải đồng bộ, nhất là giao thông, điện, đáp ứng thiết bị. Thứ ba là nhân lực, khi cơ giới hóa thì cần yếu tố con người, có những kỹ thuật để chúng ta nắm, vận hành máy móc...”, ông Nhữ Văn Cẩn nêu rõ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều về các giải pháp phát triển công nghệ cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản; cơ giới hóa trong khai thác, bảo quản sản phẩm thủy sản trên biển; ứng dụng công nghệ trong chế biến thủy sản, giải pháp về hạ tầng… đồng thời, nêu ra một số kiến nghị như: để đẩy mạnh cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản, nhà nước cần tháo gỡ khó khăn liên quan đến Luật Đất đai trong việc dồn điền đổi thửa, tạo vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn để đáp ứng yêu cầu và tăng cơ hội ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất.
Ngoài ra, các địa phương cần rà soát quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi thủy sản tập trung, quy mô gắn với nhà máy chế biến, cung ứng vật tư; đầu tư hạ tầng đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho cơ sở nuôi ứng dụng nhanh cơ hóa vào các khâu từ sản xuất-bảo quản- chế biến-vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ cơ giới hóa…
Theo VOV

- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp