Vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông thôn ở Hoà Bình
Đây là những lợi thế để tỉnh Hòa Bình phát triển du lịch nông thôn. Việc nông dân phát triển du lịch nông thôn đã thực sự làm bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Nhiều nông dân nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm du lịch độc đáo
Nhiều nông dân ở Hòa Bình tìm hiểu thông tin, đóng góp ý kiến xây dựng bản quy hoạch điểm, khu du lịch, tự giác hiến của cải hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch. Từ năm 2016 - 2022, nông dân đóng góp hơn 85.000 ngày công, trên 600 triệu đồng, sửa chữa, làm mới hơn 500km đường giao thông nông thôn. Nông dân tích cực thành lập tổ, nhóm đảm bảo an ninh trật tự, môi trường ở các điểm, khu du lịch: nông dân huyện Tân Lạc thành lập 15 tổ tự quản; các bản, xóm, huyện Mai Châu xây dựng mô hình “Nông dân với an toàn giao thông”,… Nhờ đó, góp phần làm tăng điểm du lịch nông thôn của tỉnh từ 0 điểm (năm 2016) lên hơn 30 khu, điểm du lịch (năm 2022). Trong đó, có 1 khu du lịch đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 4 điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP.
Homestay của nông dân ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Nhiều nông dân nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với bản sắc địa phương. Ví như, du lịch “8 điểm”, ngắm hoàng hôn ở Đèo Đá trắng, trải nghiệm “săn mây” ở Hang Kia, chèo thuyền kayak trên hồ Sông Đà… Nông dân còn phục dựng các giá trị văn hóa, nghề truyền thống (nông dân huyện Mai Châu phục dựng điệu “xòe Thái”, nghề dệt thổ cẩm; mô hình “Quán tự giác” của nông dân xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc…) vừa để du khách trải nghiệm, vừa quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương. Với những sáng tạo độc đáo đó, đã tăng thời gian lưu trú của du khách từ 1 – 1,2 ngày (năm 2016) lên 1,9 ngày (năm 2022). Có thể thấy, nếu được phát huy, nông dân sẽ rất sáng tạo trong tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn. Bởi chính nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất, chủ nhân sáng tạo, biểu diễn, trao truyền văn hóa.
Với ý chí, nghị lực bền bỉ, nhiều nông dân khắc phục khó khăn, trau dồi kiến thức ngoại ngữ, kĩ năng làm du lịch từ báo, đài, kinh nghiệm của những người làm du lịch giỏi, tham gia bồi dưỡng, tập huấn về du lịch. Vì vậy, từ năm 2016 - 2022 gần 1.500 lượt nông dân đã được tập huấn về ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch… Thời gian qua, nhiều nông dân mày mò, sáng tạo hình thức khác nhau để quảng bá du lịch nông thôn. Điển hình là ứng dụng công nghệ số, xây dựng trang web, fanpage, tiktok… Nông dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc xây dựng fanpage “Hồ Tằm Homestay” với gần 5.000 lượt thích và theo dõi, kênh Tiktok của nông dân Sùng A Sung gần 5.000 lượt thích và follower…
Chưa quan tâm đa dạng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu và quảng bá du lịch
Một số nông dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phá rừng trái phép xây dựng homestay, cơi nới không gian, chiếm dụng hành lang giao thông như điểm dừng chân Đèo Đá Trắng... Xuất hiện tình trạng “chặt chém”, chèo kéo khách, bán hàng không rõ hoặc giả mạo nguồn gốc xuất xứ. Nhiều nông dân chưa thực sự quan tâm đến phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, dẫn đến trùng lặp, như: mô hình du khách trải nghiệm dệt thổ cẩm. Một số dịch vụ, sản phẩm du lịch chưa thể hiện bản sắc, đặc trưng dân tộc như: bật nhạc remix trong lễ hội truyền thống; mâm cơm cố lá bị cải biến... Một số đặc sản địa phương mẫu mã chưa bắt mắt, đóng gói sơ sài, thiếu thông điệp sản phẩm.
Trình độ lao động nói chung và nông dân nói riêng không cao, số lao động đã qua đào tạo là 59,23%, thấp hơn so với cả nước (đạt khoảng 67%), tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 23,81%, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch nông thôn… dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Nhiều hộ nông dân tập trung chủ yếu vào phát triển sản phẩm du lịch hơn là tạo dựng thương hiệu, quảng bá du lịch. Chưa có sự gắn kết câu chuyện, sự tích địa phương với sản phẩm để lưu lại dấu ấn trong du khách. Các trang web, fanpage quảng bá du lịch có hình ảnh, thiết kế, nội dung chưa hấp dẫn. Việc sử dụng công nghệ số, nền tảng mạng xã hội không phải nông dân nào cũng làm được, điều này gây khó khăn trong quảng bá du lịch địa phương.
Giải pháp phát huy vai trò của nông dân
Thứ nhất, nâng cao năng lực cho nông dân đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Hòa Bình hiện nay. (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân về vai trò, tác dụng của phát triển du lịch nông thôn. (2) Nâng cao trình độ, kĩ năng làm du lịch cho nông dân: nghiệp vụ kinh doanh du lịch, kĩ năng hướng dẫn viên, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững… (3) Tạo động lực cho nông dân tham gia tự giác, tích cực vào hoạt động du lịch. Có sự khảo sát nhu cầu làm du lịch, tổ chức chương trình tham quan mô hình làm du lịch để nông dân nhận thức được lợi ích thực tế. (4) Xây dựng các tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch nông thôn, bộ tiêu chí về xây dựng chuẩn các điểm du lịch nông thôn, phổ biến tiêu chuẩn nghề du lịch cho nông dân.
Homestay của nông dân ở xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách góp phần phát huy vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông thôn. (1) Làm tốt công tác quy hoạch điểm, khu du lịch nông thôn tỉnh Hòa Bình đảm bảo chi tiết, phân vùng không gian du lịch: khu phát triển dịch vụ, khu sản xuất nông nghiệp, khu làng nghề, điểm dừng chân, tham quan… Kiến trúc, mật độ hạ tầng du lịch. (2) Hoàn thiện chính sách đất đai phục vụ phát triển du lịch nông thôn; Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kết hợp với công tác kiểm tra, giám sát. (3) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm. (4) Hoàn thiện chính sách liên quan đến quảng bá, thu hút du khách; Xây dựng, triển khai chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch; xây dựng, phát triển, định vị thương hiệu điểm đến du lịch nông thôn; Tăng cường liên kết, xúc tiến du lịch…
Thứ ba, tăng cường, đa dạng hóa các nguồn lực cho nông dân phát triển du lịch nông thôn. (1) Huy động các nguồn lực tài chính, tín dụng từ nhà nước, ngân hàng. Nhà nước hỗ trợ nông dân qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách hỗ trợ riêng cho nông dân làm du lịch. (2) Huy động tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài, phi chính phủ hỗ trợ cho phát triển du lịch như tổ chức AOP, WWF, ACID… (3) Lồng ghép hiệu quả chương trình/đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh qua đó tạo thể chế đồng bộ cho phát triển du lịch nông thôn.
Để phát triển du lịch nông thôn tỉnh Hòa Bình bền vững theo hướng tích hợp đa giá trị đòi hỏi cần nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhưng đặc biệt phải phát huy được tính năng động, sáng tạo, chủ động, tự giác, tích cực của người nông dân.
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trầnTrung ương Hội Nông dân Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
-
Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dàiNhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và để đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua