Về Cà Mau đắm mình trong hương tràm U Minh hạ
Về Hương Tràm ăn ong, bắt cá đồng
Trong chuyến cùng trải nghiệm, một du khách Nhật trong đoàn đã ngạc nhiên thích thú khi ngồi trên chiếc vỏ lãi di chuyển từ đường tỉnh lộ vào khu du lịch. Càng ngạc nhiên hơn khi biết con kênh mà đoàn đang lướt đi đỏ ngầu nhưng ngọt lịm, màu sắc đặc trưng đó có bởi lá tràm rụng hình thành hàng trăm năm nay. Dòng nước đỏ U Minh đó, đã nuôi nấng bao thế hệ người U Minh đi qua bao cuộc chiến, thăng trầm của lịch sử.
Nằm lọt giữa cánh rừng tràm U Minh Hạ (thuộc tuyến Kênh T27, xã Khánh An, huyện U Minh), Khu du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm du lịch sinh thái cộng đồng rộng 27ha, trong đó có 20ha rừng tràm hơn 4 năm tuổi đang trổ hoa bốn mùa thơm ngát. Tuy mới đưa vào hoạt động vài năm nay, nhưng Khu du lịch sinh thái Hương Tràm mỗi năm đón gần 50.000 du khách trong ngoài tỉnh, khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm. Chú Tư, một người dân sống gần đó nói: Hồi chưa dịch Covid-19 khách đông lắm chú ơi! Thứ bảy, chủ nhật không đủ chỗ đỗ xe.
Trải nghiệm thực tế tại Khu du lịch sinh thái Hương Tràm sẽ thấy, nơi đây hiện có các mô hình phục vụ du khách: Khu homestay với 6 căn nhà thủy tạ trên ao 4.000m2 phục vụ ẩm thực; các trò chơi dân gian hấp dẫn: Chạy xe đạp, cầu trượt, cầu treo, bơi xuồng ba lá… Dịp lễ, Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, du khách có thể tham quan và trải nghiệm cuộc sống đồng quê, thưởng thức những món đặc sản của cả hệ sinh thái ngọt vùng U Minh Hạ như: nhộng ong; mắm ong; cá lóc đồng nướng trui; lươn um lá nhàu; cá trê đồng chiên chấm nước mắm gừng; canh chua cá rô đồng nấu trái giác; gỏi bông súng đồng; mắm kho chấm với đọt choại; rắn nước nướng mọi… Thêm vào đó, du khách có thể thưởng thức rượu mật ong tràm tinh khiết, đặc biệt là các loại bánh dân gian: Bánh xèo, bánh lá rau mơ, bánh da lợn, bánh canh...
Có một điều chắc chắn, những du khách ở xa sẽ khó lòng quên được trải nghiệm mình là một nông dân U Minh chính cống. Du khách hóa thân là cậu bé An trong Đất Rừng Phương Nam (Nhà văn Đoàn Giỏi,1925-1989) từ thành thị lần đầu xuống đây, ngồi xuồng máy lắc lư xuyên các con kênh ngắm những cánh rừng tràm nguyên sinh vùng lõi rừng U Minh hạ. Hay “lơ ngơ” đi chụp đìa bắt cá đồng mùa hạn, “lóng ngóng” bắt những chú cá đồng mập ú. Hay hồi hộp đến thót tim khi tự mình tham dự đi dở kèo lấy mật ong thiên nhiên rừng U Minh. Hoặc lạnh cóng dầm mưa bơi xuồng đi thăm lưới dở lờ mùa mưa, rồi mang về xì xụp thưởng thức món lấu mắm U Minh nóng hổi - món ăn được lọt vào top 100 món ăn đặc sản và quà tặng của Việt Nam.
Thành công của mô hình lấy ngắn nuôi dài
Khu du lịch sinh thái Hương Tràm tuy mới hình thành từ năm 2019, nhưng lại đang là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Với không gian xanh mát, đặc biệt là nằm trong khu vực rừng tràm U Minh Hạ, hứa hẹn sẽ đem tới cho du khách những phút giây nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời nhất.
Anh Hoàng Hôn, chủ nhân khu Hương Tràm cho hay, đây là phần đất rừng của gia đình, chuyên trồng và khai thác tràm. Nhận thấy tiềm năng du lịch rất lớn nên đã xin phép cơ quan chức năng, mạnh dạn đầu tư hơn 5 tỷ đồng để xây dựng, tuyển chọn huấn luyện nhân viên và đưa vào hoạt động. Với phương châm làm giàu dưới cánh rừng U Minh hạ, khu du lịch của anh được xây dựng dưới tán rừng mà không hề phá bỏ diện tích rừng.
Vừa giữ rừng, vừa nhờ rừng mà thành công khi phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Trong mùa dịch không hoạt động, anh tiếp tục đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng thêm 5 khu homstay gồm 20 phòng nghỉ để đón khách ngoài tỉnh qua đêm. Hy vọng sau dịch sẽ thu hút thêm nhiều du khách. Cái khó của anh là do mới vào hoạt động, nên chưa kết nối được nhiều với nguồn khách ngoài tỉnh và ngoài nước.
Ông Lê Hiếu Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: Thành công lớn nhất của khu du lịch sinh thái Hương Tràm đó là dựa vào rừng để phát triển du lịch nhưng chi phí đầu tư ban đầu không cao. Sau đó từ nguồn thu kinh doanh đã lấy ngắn nuôi dài, tái đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là phương án chậm mà chắc, không cần tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Phù hợp với năng lực kinh tế và trình độ quản lý của người dân. Hương Tràm đã tạo ra các sản phẩm du lịch từ nguồn tài nguyên sản vật vốn có của địa phương nhưng lại đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm thực tế với thiên nhiên của du khách.
“Hiện huyện U Minh, Trần Văn Thời đang có nhiều điểm tương tự nhân rộng mô hình của Hương Tràm để phát triển du lịch dưới tán rừng, tuy nhiên các sản phẩm du lịch sẽ khác và đa dạng hơn để thu hút du khách. Đây cũng là một chiến lược phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của tỉnh Cà Mau và các huyện có hệ sinh thái ngọt sau dịch Covid-19”, ông Hùng cho biết thêm.
-
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới -
Giữ gìn bản sắc để phát triển du lịch -
Du lịch phát triển theo gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -
Đình Trà Cổ: Ngôi đình thiêng nơi miền đất phên giậu quốc gia
- Đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ ở Mù Căng Chải
- Phát triển du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Tịnh Khê
- Hoa ban đua nở, mời gọi du khách đến với Điện Biên
- Du lịch Việt phục vụ 10,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Nguyên Đán
- Gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản Tràng An
- Phát triển du lịch nông thôn chính là tối ưu hoá giá trị đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
- Độc đáo chợ San Thàng - bức tranh văn hóa rực rỡ của Lai Châu
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh