Về Ninh Bình thưởng thức món ăn “Giòn tan ngon ngất ngây”
Cơm cháy – Okoge – Nurungji
Cơm cháy là một món ăn quen thuộc với người Việt Nam, một thứ “bánh gạo” bình dân đã tồn tại hàng trăm năm nay. Xuất phát từ chiếc niêu cơm quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, lớp cơm đáy nồi cháy vàng thành một lớp dày, mỏng theo chất liệu nồi, vật liệu nấu cơm. Lớp cơm cháy vàng đó đã sáng tạo ra bao nhiêu món ăn theo tinh thần cần kiệm, không bỏ phí cái gì của người Việt Nam.
Cơm cháy nấu trong nồi gang là lớp cơm cháy dầy nhất, đem rán qua dầu, mỡ, phơi khô, trở thành một món ăn để được lâu, có thể tạm no khi xa nhà. Người miền Nam thì khi chiên cơm cháy, cho thêm một lớp ruốc thịt lợn, tôm (chà bông) thành một món ăn vặt nổi tiếng: Cơm cháy chà bông. Người miền Bắc, miền Trung thì ăn với các loại nước sốt được chế từ thịt gia cầm, lợn, bò với nấm hương, rau gia vị. Nổi tiếng nhất, được người dân Việt Nam cả ba miền đều biết đến là Cơm cháy thịt dê nổi tiếng của Ninh Bình.
Nhưng bạn có biết, cơm cháy không chỉ là một món ăn độc quyền của người Việt chúng ta. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một vài quốc gia Đông Nam Á khác đều có món ăn này với các tên gọi khác nhau.
Nurungji là tên gọi theo tiếng Hàn của Cơm cháy Hàn Quốc
Cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc làm nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước rất khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, địa hình có tới 70% là cao nguyên, núi đá, đất liền phần lớn lại bị nhiễm mặn do 3 mặt là biển. Tính cần kiệm, quen chịu đựng và tận dụng mọi thực phẩm có trong tay đã giúp người Hàn Quốc tạo ra một món ăn truyền thống. Nurungji là tên gọi theo tiếng Hàn của Cơm cháy Hàn Quốc. Sau khi nấu cơm, trong đáy nồi có lớp cơm cháy mỏng (gọi là "nurungji"). Thay vì bỏ đi, cơm cháy gạo này được ăn như một món ăn nhẹ hay quà vặt. Nó cũng có thể được nấu lại gọi là nurungji pap (누룽지밥) hoặc nureun pap (눌은밥), thường là một món ăn bữa ăn sáng. Trong cuối thế kỷ 20, nhiều công ty Hàn Quốc làm nurungji ăn sẵn sấy khô, đóng gói sẵn (thường là một đĩa mỏng có đường kính vài cm). Nurungji cũng có thể chỉ lớp vỏ giòn của gạo mà ở dưới cùng của đáy niêu khi nấu ăn bibimbap niêu đá (돌솥 비빔밥), một món cơm trộn. Với nurungji pap (누룽지밥) hoặc nureun pap (눌은밥), người Hàn Quốc cũng ăn kèm với nước sốt hải sản hoặc trứng như là một bữa ăn sáng. Nếu vào các website bán hàng nổi tiêng như Amazon, EBay… có thể dễ dàng thấy các sản phẩm Nurungji được bán khắp nơi trên thế giới.
Okoge nghĩa là cơm cháy, một món ăn bình dân của Nhật Bản
Trong ẩm thực Nhật Bản, cơm cháy được gọi là okoge; được ăn với rau hoặc làm ẩm với nước, súp hoặc trà. Okoge (お 焦 げ, お こ げ) là thực phẩm của Nhật Bản, thường là gạo, đã bị cháy xém hoặc đen. Gạo ở Nhật Bản được nấu trong lò nấu ăn kamado, một bếp truyền thống được làm nóng bằng gỗ hoặc than củi. Bởi vì việc điều chỉnh nhiệt của lửa gỗ hoặc than củi là khó khăn hơn, một lớp gạo dưới đáy nồi thường sẽ bị cháy nhẹ trong khi nấu; lớp này, được gọi là okoge (cơm cháy), không bị loại bỏ, nhưng được ăn với rau hoặc làm ẩm bằng nước, súp hoặc trà. Với việc nâng ẩm thực thành một thứ nghệ thuật cầu kỳ và tinh tế của Nhật Bản, thực ra, món cơm cháy chỉ dùng cho tầng lớp bình dân trong xã hội và không được quá coi trọng. Bên cạnh đó, việc nấu cơm với nhiều nước, chín vừa tới để đạt độ dẻo làm món shusi, cơm cuộn, nên cơm cháy ít xuất hiện trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Sản phẩm OCOP 4 sao của Ninh Bình
Nổi tiếng xa gần là món ăn không thể thiếu trong nền ẩm thực cố đô, cơm cháy Ninh Bình trở thành đặc sản được du khách yêu thích. Tương truyền rằng, cơm cháy Ninh Bình đã có từ rất lâu, hơn 100 năm dưới thời Pháp thuộc. Chuyện xuất phát từ một chàng thanh niên có tên Đinh Hoàng Thăng có dịp ra Hà Nội làm bếp cho một quán ăn người Hoa, và đã học được bí kíp chế biến nhiều món ăn khác nhau.
Có truyền thuyết kể rằng chàng đầu bếp trẻ đem lòng yêu con gái ông chủ nhưng không được chấp thuận. Chàng phẫn chí trở về quê nhà, sáng tạo ra một món ăn độc đáo kết hợp giữa cơm cháy (ẩm thực Việt) và nước sốt thịt dê (ẩm thực Trung Hoa) và dần nổi tiếng. Cũng từ đó, cơm cháy được ra đời, phát triển và được nhiều người biết đến như một món ngon trứ danh tại đây. Câu chuyện truyền thuyết có một cái kết có hậu là chàng trai sau đó được ông chủ Trung Quốc khâm phục và gả con gái cho chàng.
Cơm cháy thịt dê là một mối giao duyên giữa hai nền ẩm thực Việt Nam - Trung Hoa
Câu chuyện đó có thật thì đúng ra, vẫn phải còn nhà hàng tên Hoàng Thăng nhưng thời gian như nước qua cầu, cái tên đó đã biến mất nhưng món ăn cơm cháy, thịt dê thì vẫn còn nguyên đó và ngày càng được người Việt Nam ưa thích. Cơm cháy Ninh Bình có thể xem là món đặc sản duy nhất được làm từ gạo 100% với hình dạng nguyên vẹn của hạt gạo thân thương quê nhà. Thoạt đầu, món cơm cháy tưởng chừng như đơn sơ, giản dị nhưng quy trình để tạo ra cơm cháy là cả một kỳ công. Từ công đoạn lựa gạo, món cơm cháy cũng “kén chọn” với yêu cầu phải là gạo dẻo và gạo khô mới trộn lại với nhau, nồi để nấu cũng phải là nồi có đáy gang dày. Nấu cơm vừa nước, đủ độ dẻo thì cháy mới mềm ngon. Lúc cơm chín tới phải nhanh chóng lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi. Sau đó tiếp tục đun, vừa đun vừa xoay tròn nồi cho cơm chín đều. Người có kinh nghiệm sẽ biết khi nào đủ độ sém để dừng lửa. Nếu để già lửa miếng cháy sẽ quá dày, thậm chí ngả màu sậm, còn nếu non lửa sẽ mất vị giòn đặc trưng.
Cơm cháy Cố Đô, sản phẩm OCOP 4 sao của Ninh Bình
Cũng giống như trong truyền thuyết, để món ăn đạt đến độ ngon nhất thì phải có sự giao duyên giữa hai nền văn hóa ẩm thực Việt – Trung. Đó là món nước sốt ăn kèm với cơm cháy. Không phải ngẫu nhiên, đầu bếp truyền thuyết “Đinh Hoàng Thăng” lại chọn món dê làm nước sốt. Dê núi Ninh Bình có vị ngon đặc trưng là do cách chăn nuôi. Dê không phải nhốt trong chuồng trại mà được thả tự do trên núi, do đó, dê ăn được các loại rau cỏ mọc tự nhiên, trong đó có nhiều cây thuốc quý. Thịt dê rất săn chắc, thơm và ngon, khi ăn vào là thấy ngay sự khác biệt so với dê nuôi trong chuồng. Bạn có thể thưởng thức nó với phần nước sốt được nấu kèm với thịt dê núi hoặc tim cật xào cùng với cà rốt, nấm, cà chua đều được nè. Mỗi cách thưởng thức đều mang đến những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Tính đến hết năm 2023, thành phố Ninh Bình đã có 7 sản phẩm của 5 chủ thể được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Trong đó, có 1 sản phẩm đề nghị tỉnh đánh giá 4 sao ( là cơm cháy Cố Đô), 6 sản phẩm đánh giá 3 sao ( là thịt trưng mắm tép có vị cay của HTX sản xuất kinh doanh nông sản Thanh Nguyễn; Trà Sơn Kim Cúc, Trà hoa Cúc của HTX RiTi, xã Ninh Tiến; Đông trùng hạ thảo tươi Trường Sinh, Viên nang Đông trùng hạ thảo Trường Sinh của cơ sở sản xuất Hoàng Trung Đoàn, phường Nam Bình; Gừng ngâm mật ong của Công ty Nobio Việt Nam, phường Phúc Thành).
Như vậy đến nay, thành phố Ninh Bình đã có 14 sản phẩm được xếp hạng OCOP. Những sản phẩm này cùng với đặc sản du lịch Tràng An, Bái Đính, trường quay Kinh-Kong đã và đang làm nên một Ninh Bình giàu đẹp, mến khách trong lòng du khách bốn phương ./.
-
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023 -
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Hoa Quang Guduchi - Giải pháp hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh