Vì sao cây chuối “đắm đuối” nguồn dinh dưỡng này?
Trong mỗi hạt phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều chứa đủ 13 loại dinh dưỡng, vượt trội so với các loại phân bón NPK thông thường về mặt dinh dưỡng. Hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của cây chuối, nhà nông mới có thể thu về những “buồng vàng”.
Người dân thu hoạch chuối tại bàn xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ảnh minh hoạ. Minh Sơn.
Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày trên 0,5m, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH đất phù hợp cho chuối phát triển từ 5,0 -7,0. Nếu đất chua pH dưới 5, cây chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng quả độ ngọt, độ thơm kém. Không nên trồng chuối ở những nơi thường xảy ra bão, lụt, vì chuối là cây thân thảo, bộ lá rộng nên dễ đổ ngã khi gặp gió lớn.
Yêu cầu dinh dưỡng của cây chuối
– Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng giúp cho cây sinh trưởng phát triển thân, lá các bộ phận non, đạm ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa và hình thành hoa cái. Nếu thiếu đạm, lá chuối ra chậm, cây còi cọc, buồng ít nải. Bón đủ đạm cây chuối khỏe phát triển cân đối, bón quá thừa đạm cây yếu, lá xanh mỏng tích nước, quả chậm chín, nhạt, màu vở quả xấu, sức đề kháng sâu bệnh kém, dễ nhiễm bệnh.
– Kali (K): Cây chuối cần nhiều kali ở thời kỳ phân hóa mầm hoa, sau đậu quả, quá lớn và chín, thiếu kali, cây gầy, yếu, dễ đổ, mép lá khô như cháy, quả chất lượng thấp, độ ngọt kém, vỏ quả nhiều vết xạm đen.
– Lân (P): Đủ lân thì cây phát triển bộ rễ dài, to, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, rễ cây chuối thường to, mập, cần rất nhiều lân, thiếu lân bộ rễ ngắn, còi cọc, giảm năng suất chất lượng quả.
– Vôi (CaO): Cây chuối cần nhiều vôi cho sự phát triển và tích lũy vào quả, đồng thời vôi cũng khử chua đất, tăng độ pH là phù hợp nhu cầu của cây chuối. Thiếu vôi, cây chuối hấp thụ dinh dưỡng bị ngừng trệ, còi cọc, thân lá ít, giảm năng suất, đặc biệt dễ mắc bệnh. Cung cấp đủ vôi rất tốt cho cây sinh trưởng phát triển. Hiện nay đất trồng chuối hầu hết là chua, bởi vậy bón vôi, hoặc phân có chứa vôi là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất quả.
– Magie (MgO): Cây chuối có hệ số lá quang hợp rất lớn nên cần nhiều magie để tạo thành diệp lục tố, hầu hết đất trồng thiếu magie. Bởi vậy phân có magie là biện pháp bổ xung trực tiếp dinh dưỡng cho cây hình thành bộ lá và nâng cao hiệu suất quang hợp ánh sáng. Chuối đủ magie, lá dày, bản lá vươn quang hợp ánh sáng tốt, tổng hợp nhanh dinh dưỡng góp phần nâng cao năng suất chất lượng quả. Nếu thiếu magie bản lá nhỏ, lá non thường xoăn nõn ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
– Silic (SiO2) : Về dinh dưỡng, cây chuối không cần silic nhiều, nhưng sự phát triển bộ rễ tơ cần vùng đất thông thoáng lưu thông không khí, silic đóng vai trò làm tơi xốp thông thoáng để bộ rễ tơ phát triển. Khi bón phân có silic, phấn lá phát triển, lớp cutin hình thành dưới mặt lá hạn chế bốc thoát hơi nước giúp cho cây chống hạn tốt hơn rất nhiều.
Thực trạng của hầu hết đất trồng chuối hiện nay
Bên cạnh nhu cầu về dinh dưỡng đa lượng và trung lượng, các chất vi lượng như Bo (B) và Kẽm (Zn) là yếu tố vi lượng cần thiết nhất đối với cây chuối. Người ta tìm thấy chúng trong quả, trong thân và mầm hoa, khi có đủ B và Zn thì chất lượng quả cao, mùi thơm đặc trưng.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy: Để có được 10 tán chuối cả buồng cây đã lấy đi từ đất số lượng các chất dinh dưỡng: 17 kgN; 4,5 kg P2O5 ; 25kg K2O; 30 kg CaO; 4,0kg MgO; 6kg SiO2 ; 2 kg S và 0,02 kg B; 0,4kg Zn; 0,02 kg Fe; 0,1kg Cu… Như vậy chuối không chỉ hấp thụ đạm, lân, kali (N, P, K) mà các chất dinh dưỡng khác như vôi (CaO), Magie (MgO) cũng cần rất lớn, ngoài ra còn hấp thụ silic (SiO2), lưu huỳnh (S) cũng như các chất vi lượng bo, kẽm, sắt, đồng.
Thực tế, hầu hết đất trồng chuối ở nước ta có phản ứng chua pH < 5,0, ngoài một số vùng đất phù sa mới ven sông. Bởi vậy cây chuối thường thiếu canxi (CaO), đất trồng chuối cũng thiếu lân, kali, đặc biệt rất thiếu magie, nghèo các nguyên tố vi lượng Bo và kẽm. Đất nghèo mùn, kết cấu kém, vì thế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bộ rễ. Do hiểu biết về thổ nhưỡng cũng như nhu cầu dinh dưỡng cây chuối còn hạn chế nhiều nhà vườn chỉ sử dụng phân đơn là đạm và kali hoặc nếu có thì dùng loại phân NPK thông thường chỉ có từ 1 – 3 thành phần dinh dưỡng N-P-K, “bỏ quên” các thành phần dinh dưỡng khác như vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng vi lượng. Cây phải “khai thác” từ đất mà đất lại thiếu nên chuối sinh trưởng phát triển yếu: Lá mỏng, mướt, bẹ thân mỏng, thân gầy, dễ nhiễm sâu bệnh, ít nải trên buồng, quả không đồng đều, dễ đổ ngã, năng suất thấp, chất lượng thấp.
Ba dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng cho cây chuối
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Bình, phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Chất lân (P2O5) dễ tiêu = 16%; chất vôi = 30%; chất magie = 15%; chất silic = 24%; và 6 loại vi lượng Bo, kẽm, sắt, đồng, coban, mangan… Tổng dinh dưỡng đạt 86%. Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với đạm, kali, lưu huỳnh theo đúng tỷ lệ cân đối để sản xuất ra các dòng sản phẩm phân viên dễ tan trong nước.
Một số dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây chuối:
– ĐYT NPK 5.10.3 (ảnh dưới), có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; S = 2%; SiO2 = 14% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng 58%.
– ĐYT NPK 13.3.10, có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 1%; MgO = 5%; S = 7%; SiO2 = 4% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng đạt 43%.
– ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; S = 7%; SiO2 = 9% và vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu… Tổng dinh dưỡng đạt 61%.
Trong mỗi hạt phân đều chứa đầy đủ 13 loại dinh dưỡng gồm chất đạm, lân, kali vôi (CaO) magie, silic, lưu huỳnh và 6 loại vi lượng vượt trội hơn tất cả các loại phân bón NPK thông thường về các yếu tố dinh dưỡng.
Lưu ý về 4 đợt bón phân Văn Điển cho cây chuối
Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp đối chiếu kết quả ứng dụng từ thực tiễn, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo bà con nông dân trồng chuối về cách bón phân như sau:
Bón phân lót trước khi trồng cây con: Trộn đều 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh + 1kg lân Văn Điển + 0,5 – 0,8kg NPK 5.10.3 Văn Điển với lớp đất mặt vừa đào ở hố lên, sau đó trả lại hỗn hợp đất, phân đã trộn xuống hố trước khi trồng 5 – 7 ngày.
Bón thúc sau khi trồng:
– Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 – 15 ngày dùng đạm pha loãng tưới xung quanh gốc cách gốc 20 – 30cm hoặc rải đạm trực tiếp khoảng 10 – 20g sau đó tưới ẩm, có thể bón sau mưa khi đất còn ẩm.
– Bón thúc đợt 2: Sau trồng 30 – 40 ngày, sử dụng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc đa yếu tố NPK 12.8.12, lương bón 1,0 – 1,5 kg/gốc, rải phân xung quanh gốc, cách gốc 30 – 40cm, phủ kín phân để tránh bay hơi, hoặc bón xong tưới ẩm.
– Bón thúc đợt 3: Sau trồng 90 – 100 ngày bón bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón 1,0 – 1,5kg/gốc. Rải phân cách gốc 50 – 60cm, tưới ẩm hoặc bón sau mưa.
– Bón thúc đợt 4: Khi chuẩn bị trỗ hoa sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón từ 0,8 – 1,0 kg/gốc. Rải phân tưới nước ẩm hoặc bón sau mưa.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp cho cây chuối ngoài đạm, lân kali (đạm và kali cân đối 1 : 1) còn cung câp cho cây lượng vôi, magie, silic, lưu huỳnh cao, cùng vi lượng thỏa mãn nhu cầu của cây chuối, mà các loại phân bón thông thường khác chỉ thuần túy có 1 – 3 chất N, P, K.
Phân bón Văn Điển làm cho cây khỏe, thân mập, ngọn nở, lá xanh đậm, vươn thẳng cứng cáp, bản lá dày, cây tốt đều, ít sâu bệnh, trổ hoa đều, buồng nhiều nải, vỏ quả nhẵn bóng, khi chín màu vỏ vàng đậm, ngọt thơm, năng suất cao vượt trội, hơn các loại phân bón khác từ 10 – 15%.
Mặt khác bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn giảm sử dụng thuốc sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái tham gia sản xuất chuối sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, dễ tiêu thụ trên thị trường.
Việt Hà – Nam Phong
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Kiên Giang: Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái và văn minh(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 26/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái, văn minh ở tỉnh Kiên Giang”.
-
Sơn La: Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Nông dân các cấpSáng ngày 26/12, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025. Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La dự, chủ trì hội nghị.
-
Điểm sáng về an ninh trật tự ở xã Nông thôn mới Kiểu mẫu Hợp ĐứcLà địa phương có truyền thống anh hùng, những năm qua, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang luôn đạt thành tích xuất sắc, nổi trội về an ninh trật tự trong phát triển kinh tế - xã hội và cả trong quá trình xây dựng xã Nông thôn mới Kiểu mẫu.
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến họcChiều 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc gặp mặt lãnh đạo, Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
-
Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025Theo văn bản của Thủ tướng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục(Tapchinongthonmoi.vn) - Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản Việt Nam tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong số đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%.
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội