Vĩnh Long: Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Tham dự Lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ; ông Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
Đến dự Lễ kỷ niệm còn có ông Trần Văn Rón, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thân nhân gia đình Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa...
Tại Lễ kỷ niệm, ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đã bày tỏ lòng mãi mãi biết ơn công lao to lớn của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long nguyện noi gương ông và các vị cách mạng tiền bối ra sức học tập, sáng tạo trong công tác, lao động, góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Với 84 tuổi đời, 48 tuổi Đảng, hơn 50 năm tận tụy gắn bó với sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ, nhưng cũng rất vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí Trần Đại Nghĩa đã nỗ lực phấn đấu, cống hiến trọn đời cho ngành khoa học quân sự và có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng và nền khoa học nước nhà, là một tấm gương sáng, mẫu mực, giàu nghị lực, giản dị, trung thực, thẳng thắn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân tin tưởng, yêu mến, được bạn bè quốc tế tin yêu và kính trọng.
Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại làng Chính Hiệp, quận Tam Bình (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) trong một gia đình nhà giáo giàu tinh thần yêu nước, lòng nhân ái. Ba ông là ông Phạm Văn Mùi, mẹ là bà Lý Thị Diệu.
Ngay từ nhỏ, ông Phạm Quang Lễ đã bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học. Khi lên 5 tuổi, học ở trường làng, ông đã học rất giỏi. Năm lên 7 tuổi, ba của ông bị bệnh qua đời, cảnh nhà nghèo thiếu thốn, nhưng ông Phạm Quang Lễ vẫn được mẹ và chị tạo điều kiện để tiếp tục theo đuổi việc học.
Năm 1933, học xong bậc trung học, dù thi đỗ đầu hai kỳ thi: Tú tài bản xứ và tú tài Tây - một thành tích đặc biệt xuất sắc, ít người có thể đạt được. Năm 1935, được sự giúp đỡ của ông Vương Quang Ngươu - một nhà báo yêu nước, Phạm Quang Lễ sang Pháp du học và thi đỗ vào Trường Đại học Quốc gia Cầu đường Paris. Quá trình học tập nơi xứ người, đã vượt lên những mong muốn đời thường của một thanh niên được sống nơi phồn hoa, bằng tinh thần ham hiểu biết và ý chí quyết tâm học tập để sau này giúp ích cho quê hương, đất nước. Ngoài chương trình học tập trên lớp, người thanh niên yêu nước còn nỗ lực nghiên cứu, học thêm về chế tạo vũ khí và hàng không quân sự. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp, ông đã được giữ lại làm việc tại Pháp và Đức.
Năm 1946, Kỹ sư Phạm Quang Lễ và một số nhà trí thức yêu nước được gặp Bác Hồ và cùng với Bác Hồ cập bến Ngự - Hải Phòng về nước tham gia kháng chiến chống Pháp. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, Phạm Quang Lễ đã từ bỏ con đường công danh, phú quý đang rộng mở để trở về gắn bó với cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.
Trân trọng tấm lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn và đặt tên mới cho Phạm Quang Lễ là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ làm Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới. Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa lên chiến khu Việt Bắc trực tiếp chỉ đạo sản xuất các loại vũ khí như: Lựu đạn, súng phóng lựu đạn, cối 80,8mm, Ba-dô-ca, SKZ…
Năm 1948, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa đã trở thành 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và là Thiếu tướng đầu tiên của ngành Quân giới ở tuổi 35. Năm 1952, tại Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ nhất, đồng chí Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ôngTrần Đại Nghĩa được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam. Được phân công đảm nhiệm các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Chuyên nghiệp Bách Khoa, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Đến năm 1983, ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thực hiện những lời dặn dò chân tình, quý báu của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa lúc sinh thời, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phát huy truyền thống yêu nước đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực sáng tạo, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ một tỉnh thuần nông, xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, đời sống người dân rất khó khăn; đến nay, Vĩnh Long đạt tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong nửa nhiệm kỳ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, kinh tế - xã hội tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: Hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra; nền kinh tế tăng hơn 33% so năm 2020, GRDP tăng bình quân 6,18%/năm (Nghị quyết đề ra 6%); đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 77 triệu. Hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Nông thôn mới trước 2 năm (giai đoạn 2020 – 2025), bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Các chỉ tiêu quan trọng về thu ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu tăng khá.
Lễ kỷ niệm là dịp bày tỏ lòng tri ân, ghi nhận của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Vĩnh Long đối với công lao to lớn của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; là dịp để tôn vinh và tự hào về một nhà khoa học tài năng, một đại trí thức cống hiến trọn đời vì dân, vì nước, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của tỉnh Vĩnh Long.
Đây còn là cơ hội để cán bộ, đảng viên tầng lớp nhân dân tỉnh Vĩnh Long hiểu sâu sắc hơn cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước; lan tỏa trong thế hệ trẻ hôm nay tinh thần, ý chí nỗ lực vượt mọi khó khăn để học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ; khơi dậy khát vọng, hoài bão tuổi trẻ, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, những ngày qua tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức nhiều sự kiện như: Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa: Nhà khoa học - quân sự tài năng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; trao học bổng cho học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc; tổng kết cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa; chương trình nghệ thuật…
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay