Vốn Quỹ giúp hội viên mở rộng quy mô sản xuất
Quản lý tốt nguồn vốn vay
Theo ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An, ngay từ đầu năm, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ tỉnh Hội xây dựng chỉ tiêu vận động và phát triển Quỹ HTND gắn với giao ước thi đua công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022. Đồng thời chỉ đạo các cấp Hội tích cực tuyên truyền về ý nghĩa và mục đích nội dung hoạt động của Quỹ HTND đến toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân, tạo được sự quan tâm đồng thuận, ủng hộ để xây dựng phát triển nguồn vốn.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh còn tiếp tục bổ sung, kiện toàn Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh, có quy chế phân công cụ thể cho từng thành viên đồng thời phân công thủ quỹ, kế toán phụ trách theo dõi trực tiếp quản lý nguồn vốn. Có 100% đơn vị cấp huyện đã kiện toàn xong Ban Điều hành. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ tỉnh Hội đã triển khai phân bổ chỉ tiêu vận động cụ thể đến từng huyện, thị, thành Hội (mỗi đơn vị ở Cụm thi đua 1 giao chỉ tiêu vận động 65 triệu đồng và Cụm 2 là 80 triệu đồng).
Nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, vận động, tuyên truyền, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tăng hơn 9,5 tỷ đồng (đạt 173% so với chỉ tiêu Trung ương giao). Hiện có 15/15 Hội Nông dân huyện, thị, thành phố phát triển được nguồn vốn Quỹ HTND, trong đó có 11 đơn vị có nguồn vận động Quỹ cấp huyện đạt trên 1 tỷ đồng (cao nhất là huyện Thủ Thừa gần 4,2 tỷ đồng, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Trụ, Bến Lức và TP. Tân An); có 4 đơn vị đạt dưới 1 tỷ đồng (huyện Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, TX. Kiến Tường).
“Để có được kết quả trên, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý Quỹ cho 241 lượt cán bộ ban điều hành Quỹ cấp huyện, xã. Tỉnh Hội thường xuyên và trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ vay vốn cho các huyện, thị, thành Hội. Riêng cấp huyện tổ chức được 4 lớp tập huấn quản lý Quỹ cho 219 hội viên là chi hội trưởng, cán bộ quản lý Quỹ cấp xã. Bên cạnh đó, Hội còn tích cực, chủ động phối hợp các ngành có liên quan tổ chức 157 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp với 4.953 lượt người tham dự. Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ nông dân tại 100% đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố và 15 lượt kiểm tra cấp xã, 22 tổ, đối chiếu được 110 hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội…” - ông Lê Văn Hùng cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân phối hợp với các tổ chức tín dụng quản lý tốt nguồn vốn vay nên tỷ lệ nợ xấu rất thấp, cụ thể trong hơn 1.370 tỷ đồng tổng dư nợ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì tỷ lệ nợ xấu chỉ là 0,2% dư nợ ủy thác, đều do các lý do bất khả kháng như rủi ro sản xuất, bị bệnh hiểm nghèo, người vay chết… Trong tổng dư nợ hơn 1.623 tỷ đồng cho 6.764 hộ vay từ nguồn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay nợ quá hạn chỉ chiếm 0,09% tổng dư nợ.
Sử dụng vốn vay Quỹ HTND đạt hiệu quả cao
Nhằm nâng cao hiệu quả các dự án vay vốn Quỹ HTND, Hội Nông dân Long An tập trung đầu tư các mô hình kinh tế theo thế mạnh từng vùng, từng địa phương, nhờ đó mà phát triển được nhiều mô hình kinh tế liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình trồng lúa ở các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thạnh; mô hình trồng rau ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và TP.Tân An; dự án nuôi bò sinh sản được thực hiện ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ, sử dụng con giống đạt chuẩn đang được phát huy ngày càng có hiệu quả và được nhân rộng trên địa bàn...
Tại huyện Cần Đước, trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn trên 108 tỷ đồng giúp nông dân sản xuất với hàng trăm hộ đầu tư trên 1 tỷ đồng, hàng chục hộ đầu tư trên 5 tỷ đồng chăn nuôi gà, trồng rau ứng dụng công nghệ cao, chế tạo máy ép sấy cám viên phục vụ chăn nuôi, nuôi tôm thẻ chân trắng mô hình công nghiệp… giúp gần 2.000 lao động có thêm việc làm tại chỗ, trên 300 hộ hội viên nông dân thoát nghèo, tăng thu nhập.
Bà Trần Thị Kim Xuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Trì, huyện Châu Thành chia sẻ: Nguồn vốn Quỹ HTND đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp đỡ cho nhiều hội viên nông dân phát triển sản xuất mở rộng quy mô hơn, từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó thể hiện tinh thần đoàn kết tự nguyện giúp đỡ nhau tạo được sự đoàn kết gắn bó giữa các hộ tham gia.
Ngoài ra, Quỹ HTND giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, giúp nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, với đặc thù của xã Long Trì hội viên cần vay vốn lớn và nhanh để đầu tư thanh long ứng dụng công nghệ cao, nhưng nguồn vốn vay của Quỹ có hạn nên việc mở rộng quy mô rất khó khăn.
“Có thể nói, nguồn Quỹ HTND đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên, nông dân mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động của Quỹ HTND còn một số hạn chế như về quản lý, điều hành ở một số nơi chưa chặt chẽ; việc lựa chọn, xây dựng các mô hình kinh tế chưa bảo đảm theo yêu cầu; hồ sơ vay vốn chưa thực hiện theo hướng dẫn; công tác phối hợp giữa hoạt động cho vay với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kết nối thị trường chưa được gắn kết chặt chẽ… Hội sẽ khắc phục các hạn chế trên, tăng cường tập huấn nghiệp vụ quản lý Quỹ HTND cho cán bộ Hội” - ông Lê Văn Hùng chia sẻ thêm.
“Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân Long An đã xét duyệt cho vay 62 dự án, 521 hộ vay, với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay đến nay của nguồn vốn này toàn tỉnh là gần 72 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 30 dự án vay vốn Quỹ HTND được triển khai với gần 15 tỷ đồng. Hiện có 98 mô hình kinh tế thực hiện với gần 45 tỷ đồng từ nguồn vốn này”.
Ông Lê Văn Hùng.
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết