Xây dựng chuỗi giá trị cây ăn quả ổn định, bền vững
Những năm gần đây, cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Gia Lai. Việc xác định quy hoạch và phát triển ổn định, bền vững các loại cây ăn quả chủ lực mang tính chiến lược xuất khẩu như: chuối, sầu riêng, cam, bơ… tại các địa phương trong tỉnh là hết sức cần thiết.
Nhằm định hướng quy hoạch phát triển một số loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức Hội thảo “Định hướng quy hoạch phát triển một số loại cây ăn quả chuối, sầu riêng, cam, bơ phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2021”.
Thích hợp phát triển nhiều loại cây ăn quả
Gia Lai là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai với vùng cao nguyên bazan rộng lớn, khí hậu có nền nhiệt độ cao; nguồn nước và khả năng tưới của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hết sức phong phú. Hiện tỉnh Gia Lai có 340 công trình thủy lợi, 41 công trình thủy điện đang vận hành. Từ những lợi thế đó, Gia Lai có đủ điều kiện sản xuất cây ăn quả có giá trị cao. “Việc phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả đã và đang là xu thế của nhiều địa phương trong tỉnh như: Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Đức Cơ, Kbang… Đặc biệt, trong những năm qua, giá sầu riêng, bơ, cam… luôn ổn định ở mức cao. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, người dân cũng đã đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là cải tạo đất, hệ thống tưới nước tiết kiệm, phòng trừ dịch hại tổng hợp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân”-ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết.
Năm 2017, toàn tỉnh Gia Lai có 7.200 ha cây ăn quả (tăng 1.200 ha so với năm 2016) với các loại cây trồng chính như: chuối, sầu riêng, bơ, cam, xoài, thanh long, dứa, mít… Có nhiều mô hình chuyển đổi giống cây trồng, trồng xen canh, sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao như: mô hình chuyển đổi từ đất trồng mì sang trồng thanh long tại xã Yang Trung (huyện Kông Chro); mô hình chuyển đổi từ đất trồng cà phê sang trồng cam ở xã Sơn Lang (huyện Kbang); mô hình trồng xen canh cây bơ, mít, sầu riêng tại các huyện Chư Prông, Ia Grai, Đức Cơ, Đak Đoa… Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông Nguyễn Văn Gặp cho hay: “Diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện hiện khoảng 93,3 ha. Những năm gần đây, diện tích bơ phát triển nhanh và đang trở thành một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao với mức giá từ 30 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg và được thương lái đến tận vườn thu mua. Cây bơ được người dân địa phương trồng xen trong các vườn cây công nghiệp hoặc trồng trong vườn để cải tạo vườn tạp. Qua theo dõi, cây bơ rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương”.
Song song với đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến và xuất khẩu với giá trị lớn. Đặc biệt, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư phát triển 870,5 ha cây ăn quả tại tỉnh ta. Năm 2017, Công ty đã xuất khẩu gần 688 tấn trái cây sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 432.000 USD.
Hướng đến mục tiêu 10.000 ha cây ăn quả
Các loại cây ăn quả như chuối, bơ, sầu riêng, cam đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh bởi chất lượng và hương vị đặc trưng. “Người dân đã có ý thức và quan tâm đến chất lượng giống cây ăn quả. Bên cạnh đó, có sự đầu tư và thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật thâm canh an toàn bền vững theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; bước đầu đã hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững”-ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, nhận định.
Đến năm 2021, toàn tỉnh Gia Lai sẽ phát triển 10.000 ha cây ăn quả, gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc; thực hiện toàn diện các giải pháp về giống chất lượng cao; ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến; liên kết sản xuất, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã tạo ra chuỗi giá trị; góp phần tạo ra sản phẩm có uy tín, chất lượng và nâng cao thu nhập cho người dân. “Hiện gia đình tôi trồng trên 2 ha chuối và cho thu nhập khá ổn định. Tôi và nhiều hộ dân trong làng cũng hy vọng sẽ được tiếp cận với giống mới tốt nhất. Rất mong các doanh nghiệp gắn kết nhiều với nông dân để chúng tôi có niềm tin phát triển các loại cây ăn quả phù hợp”-ông Siu Bli (làng Achông, xã Ayun, huyện Chư Sê) chia sẻ.
Việc sản xuất cây ăn quả tại tỉnh Gia Lai hiện nay đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Điển hình là dự án Nhà máy Chế biến Rau quả DOVECO Gia Lai của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao. Giám đốc Ban Quản lý dự án DOVECO Gia Lai Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: “Các dây chuyền dự án bao gồm: nhà máy chế biến nước quả cô đặc; nhà máy chế biến rau quả đông lạnh; nhà máy chế biến rau quả đồ hộp. Sau khi đi vào hoạt động, hàng năm nhà máy sẽ thu mua và chế biến hàng trăm ngàn tấn rau củ quả các loại như: chuối, bơ, xoài, sầu riêng, cam…”.
Về vấn đề định hướng quy hoạch phát triển một số loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Kpă Thuyên nhấn mạnh: “Phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, xuất khẩu trái cây nói chung, chuối, bơ, sầu riêng, cam nói riêng theo hướng bền vững. Tích cực chọn giống tốt, có năng suất cao; tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại vườn cho nông hộ. Các địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách đặc thù để kêu gọi các doanh nghiệp gắn kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm với các tổ hợp tác, hợp tác xã; xây dựng chuỗi giá trị cây ăn quả Gia Lai ổn định, bền vững”.
Trần Dung
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao