Xuất bán nguyên liệu, thương hiệu cà phê dần mất hút trên thị trường
Được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân từ năm 2005, nhưng do chủ yếu xuất bán nguyên liệu, nên cà phê Buôn Ma Thuột dần mất hút trên thị trường.
Trong vườn cà phê xanh mướt trồng xen sầu riêng, bơ, hồ tiêu, ông Y Ki Buôn Krông, ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết, vườn cây canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế, cho năng suất ổn định 3,5 tấn cà phê nhân/ha. Là thành viên HTX nông nghiệp Ea Tu, trồng cà phê theo hướng bền vững, sản phẩm cà phê của gia đình ông luôn được bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường.
“Phải làm đúng bài bản theo Chứng nhận của RFA người ta mới mua cà phê của mình. Cách cập nhật sổ sách theo nhóm trưởng, phun thuốc, bón phân và thu hoạch như thế nào đều phải học tập, tập huấn đầy đủ. Đến khi bán cà phê, bên HTX sẽ sẽ cộng thêm vào giá bán 1.000 đồng/kg cà phê tươi”, ông Y Ki cho biết.
Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu – ông Trần Đình Trọng cho biết, cà phê Buôn Ma Thuột chất lượng hàng đầu thế giới, lại được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đó là lợi thế để HTX gia tăng giá trị sản phẩm. Tuy vậy, mấy năm qua các DN chỉ thu mua khoảng 50% sản lượng cà phê nhân có Chứng nhận của HTX. Số còn lại hơn 300 tấn, HTX tổ chức sản xuất cà phê bột mang thương hiệu Ea Tu và làm cà phê đặc sản, từng bước nâng cao giá trị thay vì chỉ bán cà phê nhân làm nguyên liệu.
“Thương hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột nói một cách công tâm là vẫn còn lu mờ nên Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột có chuyển hướng mới là làm cà phê đặc sản. HTX cũng là 1 thành viên của hiệp hội, do đó cũng tâm huyết là năm nào cũng dự thi cà phê đặc sản, từ đó góp phần xây dựng cà phê Buôn Ma Thuột phải là cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản để thế giới biết đến từ đó nâng cao được giá trị. Nếu cứ bán cà phê nhân xô như trước đây thương hiệu cà phê không thể hiện được gì nhiều”, ông Trọng nói.
Đúng là nếu chỉ bán nguyên liệu, cà phê nhân có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột sẽ “mất hút” trên thị trường. Theo ông Lê Đức Huy, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột chỉ thực sự ý nghĩa khi gắn với các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan.
Muốn phát huy chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột thì phải gắn với các nhà rang xay, gắn với sản phẩm tiêu dùng cuối, để chứng minh với người sử dụng là thực sự sản phẩm có những đặc trưng riêng. Do đó trong những năm qua, Hiệp hội đã hướng dẫn các thành viên sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê chế biến.
“Hiện nay Hiệp hội tiếp tục thông báo rộng rãi việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột với quy định phải có vùng nguyên liệu tại Buôn Ma Thuột, phải chứng minh được việc mua cà phê nhân từ vùng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Trong quá trình rang xay, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ được bản chất của cà phê Buôn Ma Thuột là có mẫu mã đẹp, có hậu vị ngọt. Hiệp hội rất cần nguồn lực để đi tuyên truyền cũng như quản lý chỉ dẫn địa lý trong mảng cà phê rang xay, cà phê hòa tan và cố gắng làm được hệ thống đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chỉ dẫn địa lý mà chưa làm được khâu thị trường”, ông Huy cho hay.
Từ năm 2016, chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột mới bắt đầu áp dụng cho sản phẩm cà phê chế biến. Hiện mỗi năm sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan có logo cà phê Buôn Ma Thuột chỉ khoảng 80 tấn, quá nhỏ so với thị trường tiêu thụ cũng như danh tiếng, sản lượng cà phê của địa phương.
Ông Phạm Gia Việt, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk cho biết, tháng 4/2021, chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột chính thức được Cục sở hữu trí tuệ cấp đăng bạ mở rộng bảo hộ trong nước cho các sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hoà tan nguyên chất. Hiện Sở đang tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản điều chỉnh quy chế quản lý, sử dụng để phù hợp với đăng bạ mới.
“Quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đang điều chỉnh lần thứ hai. Việc đảm bảo sử dụng sở hữu trí tuệ này cũng là vấn đề khó vì không bắt buộc DN, cá nhân tham gia, nhưng nếu đã tham gia phải chấp nhận theo những quy định về thương hiệu, nhãn hiệu… để sau này muốn được bảo hộ thì phải đăng ký”, ông Việt nhấn mạnh.
Để được sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê, các DN, cá nhân bắt buộc phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí theo quy định. Nhưng trong “ma trận” sản phẩm cà phê trên thị trường hiện nay, khó có thể xác định đâu thực sự là cà phê từ Buôn Ma Thuột. Cà phê Buôn Ma Thuột có danh tiếng nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa gia tăng nhiều giá trị cho người trồng cà phê. Nguy cơ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột “mất hút” trên thị trường là điều thấy rõ./.
(Theo VOV)
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết