Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Yên Bái: Phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong xây dựng nông thôn mới

07:19 11/08/2021 GMT+7

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thời gian qua các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động để nâng cao tiêu chí thu nhập, nhà ở dân cư, bảo vệ môi trường… được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân hưởng ứng, tạo ra sức lan tỏa rộng khắp.

Để thực hiện chương trình XDNTM một cách sâu rộng có hiệu quả tại nơi có 658 nghìn người sống tại khu vực nông thôn (chiếm 80,2%) dân số, HND Yên Bái đã cụ thể hoá chương trình chi tiết theo từng năm, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể người dân trong XDNTM.

Cán bộ Hội hướng dẫn hội viên nông dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên phát triển cây lá khôi. Ảnh HND Yên Bái

Với việc được tuyên truyền sâu rộng, người nông dân Yên Bái đã hoàn toàn thay đổi tâm lý từ trông chờ ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước sang tích cực chủ động thực hiện các tiêu chí trong XDNTM. Vì vậy các phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Yên Bái chung sức XDNTM”, “Hiến kế, hiến của, hiến công”… luôn nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên nông dân.

Vai trò của HND tỉnh Yên Bái được thể hiện đậm nét trên nhiều “tiêu chí khó” của Chương trình XDNTM như: Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư; tiêu chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo; tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất; tiêu chí số 17 về môi trường…

Từ việc tích cực triển khai các tiêu chí của Chương trình XDNTM, giờ đây người nông dân Yên Bái đã chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi; xây dựng cánh đồng mẫu lớn; cơ giới hoá nông nghiệp; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại, kinh tế tập thể…

Nhiều nông sản, đặc sản của Yên Bái đã được bạn bè trong và ngoài tỉnh biết tới như: Gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng; quế hữu cơ; cam Văn Chấn; vịt bầu Lục Yên; miến đao Giới Phiên… mang về nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.

Chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã góp phần giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế. Ảnh HND Yên Bái

Trong 2 năm 2019-2020, qua thực hiện Chương trình hành động (CTHĐ) 144 và CTHĐ 190 của Tỉnh uỷ Yên Bái, các cấp HND tỉnh Yên Bái đã xây dựng được 103 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với HTX, THT; xây dựng được 11 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thu hút được 13 doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Giàng A Câu –  Chủ tịch HND tỉnh Yên Bái cho biết: Từ đó mỗi năm tỉnh Yên Bái đã có trên 35.000 hộ đạt danh hiệu ND SXKD giỏi các cấp. Những nông dân triệu phú, tỷ phú đang làm giàu ngay trên chính quê hương mình, trở thành những nhân tố tích cực trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Từ đó nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã có nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn như: Vùng quế 78.000ha; măng tre Bát độ 6.600ha; Sơn tra gần 10.000ha; dâu tằm 1.000ha; nguyên liệu gỗ rừng trồng 220.000; đàn trâu, bò 130.000 con; nuôi trồng thuỷ sản 2.600ha.

Trong 5 năm trở lại đây đã có hơn 6.000 lượt hội viên ND tham gia hiến 500.000m2 đất; đóng góp ủng hộ 1 triệu ngày công lao động; trên 350 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa, rải đường cấp phối bê tông trên 700km, hơn 100 công trình kênh mương nội đồng, nhà văn hoá; đóng góp ngày công giúp 525 hộ nghèo làm nhà ở, xây dựng 61 tuyến đường tự quản, 65 tuyến đường thắp sáng làng quê…

Với những đóng góp của HND tỉnh Yên Bái, Chương trình XDNTM đạt nhiều kết quả nổi bật, Yên Bái trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới vùng Tây Bắc. Đến nay đã có trên 50% số xã trong tỉnh đạt chuẩn NTM; TP.Yên Bái và huyện Trấn Yên trở thành huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc hoàn thành chương trình XDNTM.

Bộ mặt nông thôn tỉnh Yên Bái đã có nhiều đổi thay rõ nét, những con đường bê tông liên thôn, liên xóm, liên xã, liên huyện ngày càng được nối dài; những bản làng xa xôi nhất giờ đây cũng đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày được nâng cao và điều quan trọng trong cuộc vận động thay đổi đó là không có ai bị bỏ lại phía sau.

Hoàng Tính

  • Nông dân Cao Bằng góp sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Phát huy vài trò của mình, những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức khai trương nhằm bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự phục vụ hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm. Trụ sở Trung tâm Báo chí được đặt tại tầng 3 Trung tâm Hội nghị tỉnh Điện Biên.
  • Sức sống trường tồn của bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
    Tháng 5/1954, ngay bên bờ chiến hào còn chưa tan khói súng, trong không khí khải hoàn của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ lịch sử “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ không chỉ là bài tụng ca toàn mầu hồng, mà còn là khúc bi ca về mất mát, hy sinh của dân tộc, của bộ đội ta. Bi ca nhưng bài thơ không hề bi lụy, mà đã nêu bật ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường, dám xả thân và những hy sinh to lớn để mang về chiến thắng vinh quang.
  • Cần ghi đúng thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), vào mạng internet để tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi giật mình khi thấy có khá nhiều nhiều trang báo của Trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đưa thông tin về thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ rất khác nhau, có báo ghi là 55 ngày, có báo lại ghi là 56 ngày.