Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Ăn đúng món ngon”, thanh long trĩu quả, thơm ngọt vượt trội

11:38 30/07/2019 GMT+7
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – chuyên gia lâu năm về sử dụng phân bón cho cây ăn quả – sử dụng phân bón Văn Điển cho cây thanh long ví như “nhất cử, tam tứ tiện”, tức là cùng một lần bón đã cung cấp đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – chuyên gia lâu năm về sử dụng phân bón cho cây ăn quả – sử dụng phân bón Văn Điển cho cây thanh long ví như “nhất cử, tam tứ tiện”, tức là cùng một lần bón đã cung cấp đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất đa, trung, vi lượng, giúp thanh long sai quả và ngon vượt trội.

Thanh long cho nhiều quả và ngon vượt trội khi được chăm sóc, bón phân đúng cách. Ảnh minh họa. Tư liệu.

Thanh Long là cây quả nhiệt đới thích hợp với khí hậu nhiều nắng, nóng ẩm, chịu được hạn nhưng không chịu úng, cây thân mềm, cần trục đỡ, sau trồng 2 -3 năm cây bắt đầu cho thu trái. Thanh Long có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất xám, phù sa, đỏ nâu và đất nhiễm phèn, nhưng phải thoát nước tốt. Độ pH thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển từ 5- 6. Thời vụ trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10, 11) cũng có thể trồng vào đầu mùa mưa. Mật độ trồng 700 – 1.100 trụ/ha tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng.

Hiểu đúng về nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long

Về nhu cầu dinh dưỡng, cây cần các yếu tố đa lượng (N, P, K) theo tỷ lệ khác nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng, thời kỳ phát triển cành, tạo tán (năm thứ 1 – 2) cần đạm nhiều hơn lân, lân nhiều hơn kali (N > P > K). Đến giai đoạn phân hóa mầm hoa, nhu cầu phân đa lượng theo hướng cần nhiều lân nhất, sau đó đến đạm, rồi đến kali (P > N > K). Khi Thanh Long bước sang giai đoạn nuôi trái thì kali lại cần nhiều nhất (K > P > N). Các chất dinh dưỡng trung lượng cũng thay đổi.

Giai đoạn đầu, cây cần vôi (CaO) nhiều để khử chua đất, tạo môi trường cho bộ rễ cái, rễ tơ phát triển hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Chất magie (Mg) giai đoạn nuôi trái cây cần hút magie mạnh để quang hợp ánh sáng tổng hợp dinh dưỡng cho trái, thiếu magie trái nhỏ, phiến lá hẹp, mỏng, màu sắc nhạt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng trái. Vì là cây chịu hạn nên Thanh Long rất cần silic để tạo thành lớp sellulose của thành vách vỏ bẹ cây. Vỏ trái giúp cho cây giảm bốc thoát hơi nước đặc biệt lớp cutin dưới mặt lá. Silic cũng giúp cho Thanh Long chống các loại sâu bệnh hại như rệp, thối lá, sâu đục trái… tăng thời gian bảo quản trái sau thu hoạch.

Các chất vi lượng cũng đặc biệt cần thiết cho cây: chất Bo (B), tham gia vào chu trình vận chuyển các loại đường đón về trái và ổn định hệ thống mạnh dần trong cây, chất kẽm, mangan, tham gia hình thành các enzym, tổng hợp vitamin trong trái. Thanh Long là một trong những cây có trái tích lũy nhiều loại vitamin, đồng thời cấu tạo các este thơm đặc trưng của giống.

Thanh Long được trồng nhiều nơi, song tập trung nhiều các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, bà con nông dân đã đầu tư rất nhiều loại phân bón cho Thanh Long như phân hữu cơ, phân hóa học gồm phân đơn đạm, lân supe, kali, phân NPK, phân DAP, phân SA… Tuy nhiên do các loại đất trồng Thanh Long ở nước ta hiện nay đều có độ pH thấp < 4,5 (trừ một số loại đất phù sa ven sông), nghèo đến rất nghèo vôi, silic, magie cùng các yếu tố vi lượng.

Các loại phân đang dùng hiện tại không có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng như vôi (CaO), magie (Mg), silic (SiO2) cùng Bo (B), kẽm (Zn), sắt (Fe), mangan (Mn)… Lượng phân chuồng hoai mục để đầu tư cho cây giảm sút, đồng nghĩa với việc sụt giảm các yếu tố trung vi lượng cho cây. Do thiếu các yếu tố dinh dưỡng nên nhiều vùng trồng Thanh Long bị bệnh gây hại, ít trái, trái lớn không đồng đều, độ đường thấp, năng suất giảm, khó tiêu thụ trên thị trường.

Bón phân Văn Điển: cây sai quả, ngon ngọt vượt trội

Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình nên sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón lót trước khi trồng: Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu như sau: P2O5 = 16%, CaO = 30%, MgO = 15%, SiO2 = 24%. Các vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn, Co… Lân Văn Điển có pH 8 – 8,5, tan chậm trong nước bởi vậy nó không rửa trôi khi mưa hoặc tưới. Lân Văn Điển tan tốt trong dịch chua của rễ cây khi hấp thụ, bón lân Văn Điển một lúc đã cung cấp cho cây trên 10 loại chất dinh dưỡng. Lân Văn Điển giúp cho cây phát triển mạnh bộ rễ khỏe, đồng thời cung cấp từ từ dinh dưỡng cho cây cả niên vụ để thụ phấn, đậu trái, phát triển thân lá, nuôi trái.

Liều lượng khuyến cáo bón cho mỗi hố từ 1 – 1,5 kg, trộn đều với đất, phân hữu cơ trước khi trồng hom giống, Lân Văn Điển cũng được khuyến cáo bón thường niên hàng năm vào đợt sau thu hoạch trái, lượng bón từ 1 – 2 kg/ trụ để hồi phục cây.

Sau khi bón lân Văn Điển, cần bón tiếp:

– Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại ĐYT NPK 12.8.12. Đây là loại phân có các thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng đạt 55%.

Bao bì phân đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 12.8.12. Tư liệu. 

– Hoặc dùng dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển có các thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 6%; K2O = 16%; CaO = 7%; MgO = 8%; SiO2 = 7%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng đạt 53%.

Cách sử dụng: Sau trồng hom giống 30 – 35 ngày bón 50g – 60g/trụ ĐYT NPK 12.8.12, hòa tan tưới 10 ngày 1 lần. Sau đó định kỳ 3 tháng bón 1 lần, lượng bón từ 300 – 400g/ trụ ĐYT NPK 12.8.12, rải đều phân quanh trụ cách gốc cây 30 – 40cm, phủ đất, phủ rơm rạ kín gốc, tưới ẩm. Năm thứ hai và thứ 3 bón 0,8 – 1,2kg/ trụ ĐYT NPK 12.8.12, được chia bón 3 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa, đào rạch quanh trụ, cách gốc cây 40 – 50 cm, rải phân lấp đất, tưới nước.

– Bón phân trước khi ra hoa. Sử dụng phân bón loại ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển lượng bón 0,3 – 0,4 kg/trụ.

– Bón phân sau đậu trái, nuôi trái lớn, đợt này có thể bón  3 – 4 đợt tùy theo mức độ sinh trưởng của cây. Liều lượng bón cho mỗi đợt từ 0,4 – 0,6kg/ trụ ĐYT NPK 16.6.16, xới nhẹ đất xung quanh trụ cách gốc cây từ 40 – 60cm, rải phân phủ đất kín phân tưới nước. Nếu vườn Thanh Long dùng đèn xử lý ra hoa thì lượng phân bón điều chỉnh tăng 10 – 15%.

Việt Hà – Nam Phong

Giá trị đặc biệt của phân bón Văn Điển

Phân bón Văn Điển khác biệt với các loại phân khác ở chỗ: Có nhiều loại chất dinh dưỡng, đặc biệt các chất dinh dưỡng trung vi lượng. Hàm lượng các chất trung vi lượng ở tất cả các dòng sản phẩm phân bón Văn Điển đều chiếm tỷ lệ cao mà các loại phân thông thường không có được. Chất lân dễ tiêu trong phân bón Văn Điển tốt bền không bị rửa trôi, không bị sắt nhôm di động trong đất giữ chặt. Khi cây chưa sử dụng hết thì chất lân nằm đó cung cấp cho cây vụ sau, năm sau.

Trong mỗi dòng sản phẩm phân bón Văn Điển đều có từ 13 – 16 loại chất dinh dưỡng khác nhau, khi cây tiếp xúc hấp thụ được cùng một lúc đầy đủ các chất dinh dưỡng, Thanh Long khỏe thể hiện bộ lá màu xanh đậm, sáng bóng, mặt lá dày chắc, lớp dưới mặt lá hình thành lớp cutin hạn chế bốc hơi nước giúp cho cây chịu hạn tốt. Do cây khỏe nên sức đề kháng với các loại sâu bệnh cao, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Thanh Long bón phân Văn Điển sẽ cho trái ngọt, thơm, đậm, dễ bảo quản, không có tồn dư độc tố, dễ tiêu thụ trong và ngoài nước.