Bắc Kạn: Tìm các giải pháp nâng cao chất lượng quả hồng không hạt
Theo số liệu thống kê của ngành NN&PTNT, hiện nay toàn tỉnh Bắc Kạn có gần 800ha diện tích trồng hồng không hạt, trong đó riêng huyện Ba Bể có trên 320ha (trên 200ha đang cho thu hoạch) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tại các xã trong vùng trồng hồng. Từ năm 2018 trở lại đây, cây hồng tại nhiều địa phương thuộc huyện Ba Bể, Chợ Đồn xuất hiện tình trạng rụng quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng quả. Hiện tượng này có xu hướng tăng hơn trong năm 2020.
Theo chia sẻ của bà Oanh – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ba Bể nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rụng quả hồng là do bệnh hại (chiếm trên 50%); ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sự biến đổi khó lường của thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân cộng dồn gây ra hiện tượng rụng quả.
Để xác định các biện pháp kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh hại, nâng cao giá trị cây hồng không hạt, UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo Sở Khoa học & Công nghệ; Sở NN&PTNT xem xét, tìm ra các giải pháp hữu hiệu phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hồng không hạt. Năm 2020 bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sâu bệnh hại chính và ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nâng cao năng suất và chất luợng cây hồng không hạt tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn”.
Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 5 năm 2020 tại thôn Nà Chom, xã Quang Khê, huyện Ba Bể quy mô thực hiện 2 ha, với 4 hộ dân tham gia. Mô hình này được đơn vị nghiên cứu xác định là mô hình mẫu để tìm ra loại sâu bệnh gây hại chính trên cây hồng không hạt, xác định được loại thuốc đặc trị hiệu quả. Tìm ra nguyên nhân để khuyến cáo người dân nắm bắt được diễn biến của sâu bệnh gây hại theo từng thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây để phun thuốc cho phù hợp, hiệu quả. Đồng thời hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc và thâm canh cây hồng không hạt nhằm khắc phục tình trạng sâu bệnh, mất mùa, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng.
Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện đề tài, đơn vị chủ trì thực hiện dự án đã xác định được bệnh thán thư là bệnh hại chính trên cây hồng và một số bệnh hại thứ yếu khác hiện đang được lấy mẫu, giám định tên khoa học. Đối với mô hình của đề tài, Viện Bảo vệ thực vật đã xác định được một số loại thuốc và thời điểm sử dụng thuốc có hiệu quả để phòng chống bệnh thán thư và một số sâu, bệnh hại khác; cử cán bộ kỹ thuật bám nắm cơ sở và cấp phát vật tư cho người dân đầy đủ để phun phòng trừ bệnh, rệp sáp hại cây hồng. Đến nay, mô hình đang sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thán thư, thối và rụng quả thấp hơn hẳn so với những diện tích đối chứng.
Trong phạm vi thực hiện của đề tài, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật về cách trồng, chăm sóc cây hồng không hạt, đặc biệt là kỹ thuật cắt tỉa và phun phòng khi phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh trên cành hồng. Qua so sánh thực tế cho thấy, mặc dù cùng thời gian trồng, cùng độ tuổi nhưng diện tích cây hồng không hạt khi thực hiện đề tài sinh trưởng, phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh hại hơn, lá xanh, nhiều quả; ngược lại những diện tích nằm ngoài đề tài thì cây bị chết cành, rụng lá, rụng quả nhiều hơn theo ghi nhận của ông Hoàng Văn Phục, thôn Nà Chom – một trong 4 hộ tham gia thực hiện.
Theo bà Hoàng Thị Hiệp – Phó Bí thư xã cho biết: Mô hình mới được triển khai thực hiện nhưng bước đầu cho thấy đang có kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sâu bệnh hại chính đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trừ thì tình trạng sâu bệnh hại trên cây hồng trên toàn bộ diện tích thực hiện đề tài giảm hẳn, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tán rộng, đậu nhiều quả. Hy vọng rằng với sự vào cuộc của của các cơ quan chuyên môn, sự sâu sát của đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, sự hưởng ứng của người dân thì thời điểm kết thúc đề tài (tháng 4/2023) tình trạng sâu bệnh hại trên cây hồng không hạt sớm được khắc phục; đồng thời đơn vị chủ trì thực hiện đề tài sẽ hoàn thiện quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hồng không hạt cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng năng suất, chất lượng, duy trì ổn định diện tích cây trồng đặc sản của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng trồng vùng./.
(Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân