

Nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng cây có múi thời kỳ nuôi quả
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự - nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến noongtinrh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón - việc chăm sóc bón cho cây có múi thời kỳ mang quả (sau đậu quả đến lúc thu hoạch) rất quan trọng quyết định thắng lợi của niêm vụ. Đây là thời kỳ quả phát triển mạnh lớn nhanh về kích thước cũng như trọng lượng. Tốc độ tích lũy đường, vitamin trong quả tăng cao cũng như cấu tạo múi, các lớp vỏ và tinh dầu vỏ quả. Đồng thời với quá trình này cây cũng gia tăng hấp thu các loại chất dinh dưỡng. Kết quả các công trình nghiên cứu nông học về cây có múi cho thấy, để thu được 10 tấn quả tươi, cây lấy đi từ đất: 17kgN; 8kg P2O5; 22kg K2O; 20kg CaO; 4kg MgO; 2kg S; 6kg SiO2; 0,4kg B, 0,6kg Zn; 0,2kg Cu; 0,1kg Fe… Như vậy cây có múi cần rất nhiều loại dinh dưỡng chứ không chỉ có cần đạm, lân, kali, như nhiều người lầm tưởng.
Riêng thời kỳ mang quả, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết, lượng dinh dưỡng cây lấy đi chiếm 75% tổng lượng dinh dưỡng cây lấy cả niên vụ. Trong đó phải kể đến các chất dinh dưỡng cần nhiều là kali, vôi, magie... Lý do, thời kỳ mang quả, cây hút nhiều kali là để tổng hợp đường và các hợp chất hòa tan trong quả, cây cũng hấp thụ nhiều canxi (vôi) là do đất chua, để bộ rễ thông thoáng hấp thụ tốt dinh dưỡng. Vôi trung hòa độ chua dất, đồng thời vôi còn tham gia các hợp chất chứa đường, trong quả.
Bên cạnh đó, cây cũng cần nhiều lân (P2O5) để phát triển bộ rễ tơ giúp cho việc tăng tốc lấy dinh dưỡng nuôi lượng quả lớn, đồng thời lân (P2O5) còn giúp cho cây khỏe chống chịu tốt ngoại cảnh, chất magie (MgO) cây cần nhiều hơn để tăng lượng diệp lục tăng quang hợp, lá dày bền chuyển hóa dinh dưỡng tốt, cây còn hấp thụ silic để tạo tầng rời cuống quả chắc hạn chế rụng quả và han chế bốc thoát nước cho lá, quả làm cho cây chịu hạn tốt hơn. Các chất vitamin giúp cho chất lượng quả thơm, nâng cao chất lượng vị của giống, chất lượng nông sản.
Chọn loại phân nào cho cây có múi thời kỳ mang quả?
Hiện nay có rất nhiều loại cây bón đang cung ứng trên thị trường các nhà vườn cân nhắc lựa chọn cho vườn cây đang mang quả loại phân cung cáp đầy đủ hoàn hảo nhất các loại chất dinh dưỡng theo nhu cầu nông học của cây. Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự nêu ý kiến: Trước tiên phải chọn loại phân có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng nhất. Nhà nông cần nắm rõ để lựa chọn đúng.
Một là phân đơn: Phân đạm U rê, đạm sulfat (SA) chỉ có (N), phân lân supe duy nhất có 16% (P2O5) dễ tiêu, phân kali clorua (Kcl) có 60% (K2O). Nếu bón 3 loại phân đơn cho cây có múi mang quả thì cây vẫn "đói" nhiều loại chất dinh dưỡng như vôi (CaO); Magie (MgO); Silic (SiO2) và 6 loại vi lượng.
Hai là phân NPK thông thường: Các loại phân NPK đang lưu hành trên thị trường chủ yếu có chứa 3 loại chất dinh dưỡng do được phối hợp giữa 3 loại phân là: U rê, lân supe, kali thông qua dây chuyền nghiền, trộn, hỗn hợp phụ gia, vê viên, nhuộm màu sấy khô, tùy theo từng dòng sản phẩm mà có tỷ lệ % của mỗi chất khác nhau. Nếu nhà vườn sử dụng các loại NPK thông thường bón cho cây có múi mang quả hoàn toàn thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng (vôi, magie, silic, lưu huỳnh) và chất vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Co… Cây vẫn "đói" ăn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cũng như khả năng kháng sâu bệnh của cây.
Ba là phân đa yếu tố dinh dưỡng: Hiện nay, trên thị trường duy nhất chỉ có phân bón Văn Điển được công nhận là phân bón có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng nhất. Sự khác biệt ở chỗ là nó đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng của cây thời kỳ mang quả, một lần bón phân đã cung cấp cùng một lúc tất cả các loại dinh dưỡng.
Phân bón Văn Điển – lựa chọn hoàn hảo cho cây có múi
Tại các vùng chuyên canh cây có múi ở các tỉnh phía Bắc trong nhiều năm qua bà con nông dân đã tiếp cận sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển xin giới thiệu kỹ thuật chăm bón cho cây có múi thời kỳ mang quả bằng các dòng sản phẩm phân Văn Điển.

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, các nhà nông học thường chia thời kỳ cây có múi mang quả thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất là từ sau đậu quả đến bắt đầu hình thành múi, tép: Tùy từng giống cây có múi mà thời gian dài hay ngắn thông thường cam, bưởi khoảng 35- 40 ngày, các loại quýt thì ngắn hơn. Thời gian này quả bắt đầu lớn nhanh từ ngày thứ 5 sau đậu quả, và một số quả bị loại thải do đậu quá nhiều hoặc thiếu lân bón ở thời kỳ sau thu hoạch. Để cây khỏe hấp thu nhiều dinh dưỡng cần bón lân nung chảy Văn Điển, lượng bón tùy theo tuổi cây trung bình từ 1,0 – 2,0 kg/ cây. Rải phân theo hình chiếu tán lá sau đó tưới ẩm hoặc bón theo mưa, phân lân Văn Điển chứa 16% (P2O5) dễ tiêu, 30% vôi, 15% magie, 24% silic và 6 loại vi lượng: B. Zn, Fe, Cu, Mn, Co… giúp cho bộ rễ tơ của cây phát triển nhanh hấp thu thuận lợi các chất dinh dưỡng, khử chua, cung cấp magie, tăng quang hợp, dày lá, đặc biệt lân Văn Điển chứa lượng silic lớn (24%) giúp cho cây hình thành vững chắc tầng sinh bần ở cuống quả nên hạn chế quả rụng non, đây là biện pháp hữu hiệu để khắc phục rụng quả non.
Nhà nông nên bón lân Văn Điển kết bón hợp phân đa yếu tố NPK Văn Điển 12.5.10 hoặc dùng phân đa yếu tố công thức NPK 13.3.10, lượng bón 1–2kg/cây tùy theo độ tuổi (dưới 10 năm tuổi thì bón lượng thấp, trên 10 năm tuổi thì bón lượng cao). Cách bón: Rải phân trực tiếp vào rạch đã bón đợt sau thu hoạch, tưới ẩm hoặc bón sau mưa đất còn ẩm 85% bón thúc NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây tăng nhanh độ lớn cho quả.
Phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 4% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…
Phân đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…
Giai đoạn 2 là sau hình thành múi tép đến quả hoàn chỉnh (vỏ quả nhẵn): Thời gian được tính từ sau hình thành múi khoảng 90–100 ngày. Lúc quả lớn nhanh, kích thước quả cũng tăng trưởng, gai vỏ quả đang bước vào nhẵn, nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi thay đổi theo tỷ lệ kali cao, sau đó đến đạm, cuối cùng là lân cùng các chất trung vi lượng. Giai đoạn này cần bón từ 1–2 lần phân đa yếu tố NPK 12.7.20 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 6%; S = 1% và 6 chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… Lượng bón mỗi lần từ 1–3kg/cây tùy theo tưới cây, rải phân dưới hình thức chiếu tán lá sau đó tưới ẩm, hoặc bón đón mưa, sau mưa khi đất còn ẩm.

Giai đoạn 3 là tích lũy đường quả: Thông thường nước khi thu quả khoảng 40–45 ngày thì bón đợt phân này sử dụng đa yếu tố NPK 12.7.20, lượng bón 1–1,5 kg/ cây, rải phân đều dưới hình chiếu tán cây xa gốc 80-100cm, tưới ẩm hoặc bón đón mưa. Nhà vườn nào muốn cho vườn cây có múi chín chậm lại từ 15–20 ngày để bán giá cao thì sử dụng lân Văn Điển cùng bón đợt này lượng bón từ 1,5–2kg/ cây lân Văn Điển bón đợt này có tác dụng tăng tầng sinh bần núm quả, dai cuống quả hạn chế rụng quả, chất magie duy trì làm cho quả chuyển màu của vỏ chậm lại như vậy quả sẽ chín chậm kéo dài thời gian tiêu thụ dễ bán, thu lời cao.
Hiện nay, các vùng chuyên canh cây có múi ở Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy (Hòa Bình); Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Hưng Yên... đã và đang sử dụng đồng bộ phân bón Văn Điển chăm bón cho cây cam, bưởi, quýt... Cây khỏe, ít sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, tăng năng suất, phẩm chất của quả, tạo nên thương hiệu nổi tiếng như cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi da xanh Sơn La, cam sành Hàm Yên... Không chỉ có lợi cho cây, việc sử dụng phân bón Văn Điển còn cải tạo bồi dưỡng nâng cao độ phì cho đất, kéo dài tuổi thọ của cây, hướng đến giải pháp canh tác bền vững.
Việt Hà – Nam Phong
“Việc sử dụng khép kín đồng bộ lân nung chảy Văn Điển và đa yếu tố NPK Văn Điển là sự lựa chọn hoàn hảo để bón cho cây có múi thời kỳ mang quả, bà con không cần dùng thêm bất kỳ loại phân nào khác”
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự.
- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp