Biến cố và căn tính của phát triển
Năm 2020 đã qua, một năm chưa vui về công việc, thu nhập và bữa ăn. Những ngày “giãn cách”, cái bắt tay cũng phải đổi chiều, cái ôm thân quen cũng trở nên xa lạ. May sao, trong cái khó lại nảy cái mới và xích lại gần nhau. Năm 2021 đã đến, các quốc gia cũng có những toan tính khó lường. Việt Nam sẽ thế nào trong biến cố và căn tính của phát triển quốc gia? Câu trả lời tùy vào người bước lên cầu thang hay ra đồng ruộng?
Mảnh vỡ cần yêu thương
Covid-19 là từ khóa của năm. Thế giới, trên 95 triệu người nhiễm, hơn 2 triệu người chết vì Covid-19, chưa kể những ca không hoặc chưa được ghi nhận. Hàng triệu người vượt qua được dịch bệnh, nhưng sẽ sống tiếp với những di chứng của nó. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn ít nhất 7% do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đây là sự suy thoái nặng nhất kể từ 1944. Đến nay, đại dịch lần này như một lời cảnh báo đủ mạnh về lòng tham của con người trong tiêu dùng, về khai thác tài nguyên quá mức, về sử dụng nguyên liệu hóa thạch tràn lan và một môi trường đầy chất thải. Tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã tạo ra một mầm bệnh chết người.
Năm 2020, là năm bị trả giá bằng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các lĩnh vực kinh tế bị phong tỏa, hàng trăm người đứng đợi xếp hàng nhận gạo, nhận suất ăn cũng là một ám ảnh có sức nặng cho thấy Covid-19 là một khủng hoảng đang diễn ra nhanh chóng và hiểm nguy. Nhưng trớ trêu thay, mà cũng kỳ lạ thay, khi phải “giãn cách”, khi lời nói ra phải qua chiếc khẩu trang cũng là lúc một số thứ xích lại gần hơn. Phải ở suốt trong nhà, ta sẽ có nhiều thời gian với gia đình hơn. Ta thu mình lại về mặt vật lý, nhưng mở lòng ra về tinh thần, tìm lại, kết nối với những người bạn cũ, những người đã lâu không gặp. Qua các phương tiện giao tiếp kỹ thuật số, ta cùng ôn kỷ niệm xưa, về những ngày tự do đi lại, thoải mái quàng vai bá cổ đến những sự kiện văn hóa, thể thao đông đúc, một liệu pháp tinh thần để tạm không nghĩ đến hiện tại đáng quên. Và cũng từ trong những vùng tối phủ bóng đại dịch mà ta thấy ánh sáng của cái đẹp tình thương yêu, nghĩa đồng bào của người dân đất Việt.
Con chữ và hình ảnh “Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy một gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác” – Những cây “ATM gạo” được đổ đầy, dựng lên ở khắp miền Bắc – Trung- Nam của đất nước không chỉ luôn tuôn trào, mà còn tràn đầy cả lòng nhân ái khi ngày càng có nhiều tấm lòng thảo thơm mang gạo đến cùng chung sức, chung lòng, đồng hành với người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong một năm mà mọi thứ đổi thay. Một năm có tính “cột mốc” và đại dịch Covid-19 sẽ được nhớ đến như một bước ngoặt, mở ra nhiều suy nghĩ của ta khi tiến vào tương lai.
Phát triển cần phản biện
Sau một năm chống dịch Covid thành công, cộng thêm những tác động vĩ mô của thương chiến Trung – Mỹ, sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và các hiệp định thương mại tự do lớn với châu Âu (EVFTA), với Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký liên tiếp vào cuối năm, những dự báo với nền kinh tế Việt Nam nói chung đều đậm màu lạc quan. Năm 2020 vừa qua, IMF thông báo “Nhờ tăng trưởng kinh tế liên tục, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt mức 3.497,51 USD và vượt qua Philippines (3.372,53USD)”.
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Philippines về thu nhập bình quân đầu người, diễn biến được coi là hệ quả trực tiếp của dịch Covid-19 và hệ quả lâu dài của những đường lối phát triển kinh tế. Nhưng phải thấy đó là một tin xấu với Philippines nhiều hơn là một tin tốt với Việt Nam. Báo Kinh tế, Tài chính Nhật Bản (Nikkei Asian Review) ngày 29/12 nhận định Việt Nam sẽ dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 và Đông Nam Á sẽ có sự phân kỳ: Việt Nam, Indonesia và Malaysia trở lại mức tăng trưởng trước dịch, còn Singapore, Philippines và Thái Lan sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy để trở thành quốc gia có thu nhập cao thật sự, khoảng 25.000USD/người vào năm 2045, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng liên tục 7% mỗi năm. Nếu mục tiêu đó trước khi đại dịch xảy ra đã là rất khó, thì nay Covid-19, trở nên gần như bất khả. Những tín hiệu tích cực nhất thời không thể thay thế cho cải cách dài hạn, bắt buộc để đối phó các khó khăn cố hữu sẽ còn trở lại với nền kinh tế. Với một dân số đang già hóa nhanh chóng, năng suất thấp và tăng chậm chạp; cùng đầu tư chưa đủ cho hạ tầng, triển vọng tăng trưởng cho trung hạn của Việt Nam vẫn là không chắc chắn. Nhiều động lực tăng trưởng dự báo sẽ suy giảm trong những năm tới, bao gồm mức lương thấp, sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế (dịch chuyển của lao động từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất, chế tạo năng suất cao hơn), lẫn các tác động của những hiệp định thương mại tự do.
Tin tức về sự đổi ngôi trong trật tự kinh tế ở hai nước đông dân thứ hai và thứ ba Đông Nam Á, làm dấy lên cả một cuộc tranh biện “thẳng tay” trong khu vực. Giới phân tích của Philipines cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là đại dịch toàn cầu, Việt Nam đã phản ứng rất tốt với đại dịch và có thể duy trì tăng trưởng dù ở mức chậm hơn. Đồng thời Việt Nam có những định chế mạnh hơn, quyết liệt hơn trong việc giải phóng quy định cho đầu tư nước ngoài, và đã áp dụng chính sách đúng để tập trung vào cải thiện năng suất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu… Xuất khẩu của Việt Nam là 100% GDP, trong khi Philippines chỉ khoảng 1/3. Thực phẩm giá rẻ cũng đã giúp Việt Nam duy trì mức lương hợp lý với sức mua cao, thúc đẩy sự tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo.
Cuộc tranh biện về kinh tế tăng trưởng nhanh và lâu bền không thể chỉ đơn giản nhờ mở cửa nền kinh tế và đón nhận thị trường tự do hay Việt Nam đã triển khai các chính sách phát triển do nhà nước dẫn dắt, mô hình. Trong góc nhìn này, Việt Nam đã làm đúng khi không tự do hóa và tư nhân hóa nền kinh tế một cách vô tổ chức và không tuân theo giáo điều thị trường tự do một cách bất chấp gây xói mòn cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trong nước, khiến đất nước quá phụ thuộc vào những nguồn lực bên ngoài như kiều hối, chi tiêu công, đầu tư nước ngoài, và vay nợ.
Thật ra, đó cũng là những vấn đề quen thuộc của nền kinh tế Việt Nam, và có lẽ trong sự sốt ruột vì tình trạng kinh tế hiện tại mà các nhà bình luận của Philipines đã ca ngợi Việt Nam quá lời. Chẳng hạn, nhận định Việt Nam sở hữu “những định chế mạnh hơn” chắc chắn là gây tranh cãi. “Các di sản định chế của Việt Nam, bao gồm lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn lớn, các định chế thị trường thiếu hoàn chỉnh, và môi trường đầu tư còn nhiều cản trở tiếp tục ngáng đường phát triển của lĩnh vực tư nhân trong nước”, và Việt Nam, “Khi nhà nước vẫn còn tham gia nhiều hoạt động sản xuất và phân bổ nguồn lực, nhiều câu hỏi được đặt ra với việc tạo lập sân chơi bình đẳng, các quy định thị trường độc lập, và một bộ khung cạnh tranh thực sự hiệu quả. Đi kèm là sự phân mảng ở nhiều cấp chính quyền, độ trễ triển khai, và trách nhiệm giải trình yếu kém… đã kéo lùi sự tăng trưởng tương lai và những kết quả thực sự cho xã hội”.
Một lần nữa, những lời ca ngợi, những lời bình luận cần được đọc cẩn thận. Một phản biện của chuyên gia kinh tế cấp cao David Dapice thuộc Trường Đại học Harvard cũng đã cảnh báo đáng rằng, dù giá trị xuất khẩu danh nghĩa của Việt Nam tăng mạnh, khu vực này vẫn có giá trị gia tăng thấp: “Ước tính với hàng điện thoại thông minh xuất khẩu, giá trị gia tăng lao động chỉ là 2% giá trị doanh thu, còn hoạt động lắp ráp chip chỉ tạo giá trị gia tăng ở mức một con số”, do đó, sự gia tăng xuất khẩu rất có thể “phản chiếu hoạt động sản xuất ở nơi khác”. Và mô hình dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đang và sẽ còn phải đối mặt những vấn đề mang tính cơ cấu rộng hơn, đặc biệt là về lao động, “các yếu tố cấu thành xuất khẩu đã chạm ngưỡng tới hạn, lực lượng lao động muốn làm việc ở nhà máy đang cạn dần, trong khi số lao động nông nghiệp còn lại muốn và có thể chuyển dịch sang công nghiệp cũng hạn chế. Mặt khác, phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp vừa ít lại vừa già hóa. Lao động trẻ có trình độ thì không muốn làm công nhân. Điều này, có nghĩa là tổng cung lao động chế tạo sản xuất có thể sẽ trì trệ hoặc thậm chí giảm trong thập niên này”.
TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia – ông cho rằng, “Trước đây một phát kiến, sáng tạo có thể tồn tại trong nhiều chục năm nhưng bây giờ cùng lắm chỉ vài năm. Tốc độ đó dẫn đến tình trạng siêu cạnh tranh khốc liệt, một số cường quốc mới nổi đã vươn lên chiếm lĩnh, soán ngôi thị trường của các nước lớn, tạo ra một cuộc chiến thương mại. Các cường quốc mới nổi đã hình thành các quỹ đầu tư rất lớn, đó là những “con sói” trên thị trường, bằng hình thức rót tiền và thâu tóm, khống chế. Họ có thể nhảy vào bất cứ cuộc đầu tư tài chính nào và thao túng thị trường cực mạnh. Tình thế cũng buộc một số quốc gia quay trở lại với chế độ bảo hộ thương mại khiến trật tự kinh tế thế giới đã được thiết lập bằng các hiệp định thương mại tự do bị đảo lộn”.
Trong một thế giới luôn biến động, dự báo cũng bị động khó lường -chúng ta không được quên rằng, 10 năm sau, khoảng cách thu hẹp của các nước láng giềng là rất có thể. Thế nên, Việt Nam không còn thời gian trong thế giới của những lý tưởng xa xôi…
Hoàng Trọng Thuỷ
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới -
Phát huy vai trò xung kích của nông dân giỏi -
Nông dân Bình Định chinh phục hoa đào phương Bắc -
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng người nông dân phát triển toàn diện
- Giúp nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất
- Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025
- Nông dân Nghi Long tất bật chăm rau phục vụ Tết
- “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
- Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
Lạng Sơn: Sôi nổi hoạt động Tết trồng cây tại huyện Hữu Lũng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 03/02 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hữu Lũng đã tổ chức hoạt động tích cực hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Trở thành tỷ phú từ thu mua nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Với diện tích khu vực sản xuất 8.500m2, được đầu tư quy mô lớn, hiện đại, hàng năm cung ứng ra thị trường trên 20.000 tấn rau, củ, quả tươi và các loại rau gia vị đã chế biến... Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã góp phần nâng cao giá trị nông sản của Cẩm Giàng và một số tỉnh trong nước.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024