Biến “nguy” thành “cơ” cho lúa Xuân 2022 bằng cách bón phân thông minh
Dự báo vụ Xuân 2022 sẽ có nhiều sâu bệnh cho lúa
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự - nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón đã có nhiều năm kinh nghiệm, vụ Xuân 2022 ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc rét hơn trung bình nhiều năm. Dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương cho thấy, Xuân năm nay rét đậm, rét hại kế tiếp nhau xảy ra từ cuối tháng Một đến hết tháng Hai, vùng đồng bằng rét đậm rét hại, vùng núi rét hại, có nơi băng giá. Sang tháng Ba thì nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn âm u, ít nắng. Như vậy thời vụ gieo cấy lúa ở miền Bắc tập trung vào giai đoạn rét và thời tiết âm u, ít nắng. Đó là môi trường thuận lợi các đối tượng sâu bệnh gây hại phát triển, nếu không có các biện pháp canh tác chăm bón thông minh.
Mặt khác những vụ xuân lạnh giá thường tích lũy trong đất nhiều chất chua như H2S, CH4, ion sắt (Fe++), ion nhôm (Al+++) gây nghẹt rễ, đen rễ lúa mới cấy, ảnh hưởng đến lúa đẻ nhánh.
Dẫn một số kết quả một số khảo sát khoa học tin cậy, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: Đất lúa vùng đồng bằng trung du miền núi phía Bắc thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và vi lượng Bo (B), kẽm (Zn), coban (Co), mangan (Mn)… Có điều đó là do nhiều năm chưa được bổ sung vào đất, mà cây lúa hàng năm vẫn lấy đi. Với điều kiện thời tiết bất thuận như vụ Xuân năm nay thì khả năng "khai thác" của cây trồng đối với các chất trung, vi lượng từ đất rất khó khăn. Và khi thiếu hụt dinh dưỡng, cây yếu, sức đề kháng giảm, sâu bệnh phát triển gây hại dẫn đến sử dụng nhiều hóa chất độc phòng trừ gây ô nhiễm môi trường.
Người ta có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, cây lúa khi được chăm sóc đúng cách với đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho kết quả vượt trội thấy rõ. Khoa học cũng như thực tiễn mùa vụ nhiều năm qua của nhà nông đã tổng kết: Vụ Xuân được chăm bón, đặc biệt bón phân cho cây lúa đầy đủ 13 loại dinh dưỡng (gồm 3 chất đa lượng cân đối NPK và 4 chất trung lượng: CaO, MgO, SiO2, S, cùng 6 chất vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co…) thì cây lúc khỏe mạnh, chống rét tốt, bộ rễ phát triển, tăng cường hiệu suất lấy ánh sáng cho quang hợp lá, đẻ nhánh sớm hữu hiệu cao, tốt đều, kháng tốt sâu bệnh.
Nhiều năm qua, để đáp ứng tốt cho điều đó, những nông dân giàu kinh nghiệm đã chọn các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng đang sử dụng rộng rãi cho sản xuất lúa xuân ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ.
Khắc phục bất thuận của thời tiết bằng phân bón Văn Điển
Hiện nay trên thị trường đang cung ứng cho sản xuất lúa vụ Xuân, có nhiều thương hiệu phân bón khác nhau, nhưng các dòng sản phẩm phân bón NPK chuyên dùng Văn Điển có đầy đủ các loại dinh dưỡng nhất cho cây lúa (13 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng trong mỗi loại phân).
Phân NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót lúa
Khi được hỏi, các loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót lúa gồm những loại nào, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết có các sản phẩm sau:
- NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 15%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt, màu ghi, lượng bón từ 12 – 15 kg/sào Bắc bộ (360m2)
- NPK 10.7.3: Có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt, màu ghi nhạt, lượng bón từ 8 – 12 kg/sào .
- NPK 8.8.4 (Lúa 1): Có thành phần dinh dưỡng N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt, màu ghi xám, dùng bón lót, lượng bón từ 10 – 12 kg/sào.
- NPK 9.7.4: Có thành phần dinh dưỡng N = 9%; P2O5 = 7%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt viên, màu ghi xanh, chuyên dùng bón lót, lượng bón từ 10 – 12 kg/sào.
- NPK 10.12.5: Có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 12%; K2O = 5%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 6%; S = 1%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt, màu ghi chuyên dùng bón lót cho vùng đất trũng lầy thụt, đất thung lũng, lượng bón từ 8 – 12 kg/sào.
Các loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng bón thúc lúa
- NPK 13.3.10 (lúa 2): Có thành phần dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt màu ghi xanh lá cây, chuyên dùng bón thúc lúa đẻ nhánh và bón đón đòng, lượng bón từ 8 – 12 kg/sào .
- NPK 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt màu đỏ ớt, chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh và bón đón đòng, lượng bón từ 10 – 12 kg/sào .
- NPK 14.6.8: Có thành phần dinh dưỡng N = 14%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 3%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt màu ghi xanh lá cây, chuyên dùng bón thúc, lượng bón từ 8 – 12 kg/sào .
- NPK 16.5.17: Có thành phần dinh dưỡng N = 16%; P2O5 = 5%; K2O = 17%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co... dạng hạt 3 màu, chuyên dùng bón thúc lúa đẻ nhánh và bón đón đòng, lượng bón từ 6 – 8kg/sào .
Kỹ thuật bón NPK Văn Điển cho lúa Xuân 2022
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự lưu ý bà con nông dân khi bón phân cho lúa vụ Xuân 2022: Tùy theo tình hình thực tế nguồn cung ứng các dòng sản phẩm phân bón NPK chuyên dùng Văn Điển ở các đại lý tại địa phương, bà con nông dân chọn mua cho phù hợp với điều kiện đất đai, giống lúa của gia đình với các chân đất chua, lầy thụt, đất trũng thì nên bón lót các dòng sản phẩm sau đây:
- NPK 5.10.3: Lượng bón từ 12 – 15 kg/sào, rải phân trước khi cấy hoặc trước khi sạ giống, bón sâu, vùi phân để vôi trong phân khử chua hạn chế lúa bó rễ khi bị rét đậm. Những địa phương có NPK 10.12.5 Văn Điển thì lượng bón 10 – 12 kg/sào, khi cây lúa ra lá mới (lá con dong) thì bón thúc bằng một trong 5 loại phân thúc giới thiệu trên. Chú ý khi bón phân chọn buổi chiều tạnh ráo, không rải phna lên lá, duy trì mực nước 3 – 5cm trên mặt ruộng, tuyệt đối không để hạn. Địa phương nào có tập quán bón đón đòng thì chia lượng phân thúc thành 03 phần: Thúc đẻ nhánh 2/3 còn lại thúc đòng 1/3.
Các chân ruộng ít chua, thuận nước cấy lúa năng suất cao hoặc chất lượng thì nên dùng một trong các loại phân lót tốt nhất của Văn Điển .
- NPK 10.7.3: NPK 8.8.4 (Lúa 1); NPK 9.7.4: Sau đó chọn dòng sản phẩm phân bón thúc đẻ nhánh như NPK 13.3.10 (Lúa 2); NPK 12.5.10; NPK 14.6.8 hoặc NPK 16.5.17.
Hiệu quả kép vượt trội với cây lúa và môi trường
Trả lời phóng viên Nông thôn mới về những điểm khác biệt của phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển so với các loại NPK thông thường trên thị trường, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Phân bón Văn Điển sau khi bón phân xuống ruộng hạt phân tan từ từ cung cấp cùng một lúc đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng, bên cạnh thành phần NPK, trong phân Văn Điển nổi lên là chất vôi tiên phong khử chua đất, cung cấp vôi, magie, silic, lúa no đủ cứng cây, dày lá, tăng sức chống chịu, kháng sâu bệnh, giảm tiền thuốc, công phun bảo vệ thực vật… Cây lúa khỏe, ruộng lúa đồng đều, thân lá cân đối, đòng to, trỗ bông đều, hạt mẩy, tỷ lệ lép thấp, cho năng suất, chất lượng gạo cao, giảm chi phí sản xuất. Khi phân bón Văn Điển được sử dụng thường xuyên hàng năm, nhà nông sẽ giúp đất cân bằng bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu hụt, làm cho đất trồng lúa của bà con duy trì độ bền vững màu mỡ, bảo vệ môi trường sinh thái trong lành, không chỉ dùng khai thác đời này, mà để bảo vệ vốn đất cho cả đời sau.
Bảng hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho lúa xuân 2022
Tùy theo điều kiện thực tế, chất đất, giống lúa, bà con có thể lựa chọn một trong các loại phân lót và thúc sau để bón:
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết