Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bình Dương: Công bố Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch

21:17 09/10/2020 GMT+7
Sáng 9-10, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Lễ Công bố Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch. Đây là Đề án được UBND tỉnh phê duyệt thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh và địa phương trong việc

Sáng 9-10, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Lễ Công bố Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch. Đây là Đề án được UBND tỉnh phê duyệt thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh và địa phương trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa và từng bước xây dựng giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn của ngành nghề sơn mài trong thời gian qua.

Ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án phát biểu tại buổi Lễ

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án; ông Nguyễn Văn Đông – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một; ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; đại diện lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh, phường Tương Bình Hiệp, các hộ sản xuất kinh doanh sơn mài.

Đề án được thực hiện tại khu đất công (Gò Ông Đốc) tổng diện tích hơn 54.000m2, tọa lạc tại tổ 32, khu phố 8, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một. Dự kiến, trong thời gian 4 năm (2020-2023), sẽ triển khai xây dựng khu làng nghề sơn mài tập trung với đầy đủ cơ sở hạ tầng với hệ thống xử lý nước thải, khu sản xuất tập trung, khu trưng bày sản phẩm, nhà thờ Tổ, cổng chào làng nghề, dịch vụ du lịch… Tổng kinh phí ước thực hiện 105 tỷ đồng.

UBND TP. Thủ Dầu Một tặng hoa tri ân đến các Nghệ nhân làng nghề Tương Bình Hiệp, đã gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương

Đề án nhằm điều tra khảo sát thực tế hoạt động làng nghề, những khó khăn, vướng mắc để đề xuất hướng tháo gỡ, giải quyết; tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở, doanh nghiệp tiếp cận các chương trình, chính sách liên quan để hỗ trợ cũng như đề xuất tham gia các hội thảo, triển lãm, hội chợ để quảng bá sản phẩm có chiều sâu, tìm kiếm thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật mới.

Giới thiệu quảng bá về các di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo đặc thù ở địa phương lẫn cảnh quan khu vực xanh, đẹp với các vườn cây ăn trái, ẩm thực và văn nghệ dân gian tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế – xã hội, vừa tạo được sự thích thú của du khách giúp cho việc phát triển loại hình tham quan, du lịch, mua sắm ở làng nghề và các khu vực lân cận TP.Thủ Dầu Một.

Các lãnh đạo tỉnh, TP tham quan nơi trưng bày sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp

Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, Đề án được UBND tỉnh phê duyệt thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm lớn của tỉnh và địa phương trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa và từng bước xây dựng giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn của ngành nghề sơn mài trong thời gian qua.

Để Đề án nhanh chóng được triển khai thực hiện có hiệu quả, ông Mai Hùng Dũng đề nghị Ban chỉ đạo Đề án nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đốn đốc, theo dõi việc thực hiện; các sở, ngành tỉnh phối hợp cùng UBND TP.Thủ Dầu Một, phường Tương Bình Hiệp tập trung tuyên truyền Đề án, đảm bảo các nguồn lực tài chính cho hoạt động của Đề án; theo dõi và thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh sơn mài được ổn định; tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh tiếp cận thị trường đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

                                                                                                                M. Xuân – H. Tuấn