Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về cải cách tiền lương cho giáo viên?
Vấn đề thiếu giáo viên nhưng vẫn cắt giảm biên chế, lương giáo viên thấp trong khi Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng từ năm 2013 đã nêu rõ “lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” là trọng tâm câu hỏi được một số đại biểu đặt ra với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trong buổi chất vấn sáng nay, 7/11.
Nhất quán việc xếp lương giáo viên theo Nghị quyết 29
Đại biểu Trần Kim Yến, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định trong tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu Yến, tinh giản mang tính chất cào bằng cơ học đang ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục khi các địa phương chia sẻ đang thiếu rất nhiều giáo viên nhưng việc tuyển dụng đang cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có có nguyên nhân là do quá nhiều áp lực và thu nhập chưa đủ sống. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp giải quyết vấn đề trên?
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cũng đặt câu hỏi về chính sách với nhà giáo. Theo đại biểu Nga, giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho thấy mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn. Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với gần một triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này.
Dẫn Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga về vấn đề cải cách tiền lương cho giáo viên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, có cải thiện so với các ngành nghề khác, tuy nhiên do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.
Do đó, Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương cao hành chính sự nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga chất vấn. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
“Điều này là nhất quán. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, phụ cấp, nhất là các phụ cấp ưu đãi nghề với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định,” Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói.
Xã hội hóa để giảm biên chế hưởng lương ngân sách
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Kim Yến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết giai đoạn vừa qua, quán triệt với chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã hết sức nỗ lực và có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế đối với công chức giai đoạn 2017-2021, cả nước đã giảm được 10,01%; đối với viên chức đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thừa nhận thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước lại cắt hẳn dẫn đến thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra là vấn đề thực tiễn.
Trả lời câu hỏi về giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh cần thống nhất về mặt nhận thức việc thực hiện quyết liệt để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp, tức là thúc đẩy tự chủ, làm sao để xã hội hóa, giảm được số viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng cần tập trung rất cao cho việc rà soát, hoàn thiện một số hệ thống thể chế. Bộ trưởng Nội vụ cho rằng việc ban hành Luật Nhà giáo tới đây là điều kiện để có giải pháp đảm bảo được những vấn đề cơ bản nhất cho việc đảm bảo đời sống, số lượng và chất lượng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục.
“Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương sửa đổi Thông tư 16 và Thông tư 11 về định mức giáo viên và học sinh trên lớp đồng thời trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 81 để đảm bảo việc thực hiện thu phí cho tất cả các cơ sở giáo dục, từ mầm non cho đến đại học, khẩn trương rà soát để có hướng dẫn để rà soát, sắp xếp lại quy mô trường lớp phù hợp để giảm đầu mối,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ Tài chính rà soát cơ chế để thúc đẩy cơ chế tự chủ với giáo dục mầm non, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. “Đây là điều kiện để chúng ta giảm bớt viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Mong các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp quy mô trường lớp, nhất là các trường liên cấp, liên xã, nơi số lượng học sinh không lớn, nhất là vùng nông thôn, để giảm đầu mối,” Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Tranh luận với nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, việc thực hiện tự chủ giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và nâng cao thu nhập cho viên chức trong các đơn vị này. Tuy nhiên, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đang tự chủ hiện nay, trong đó có đơn vị sự nghiệp trong ngành giáo dục.
Đại biểu lấy ví dụ về quy định tăng lương từ 1/7/2023 nhưng 3 năm nay chưa tăng học phí, gây khó khăn cho đơn vị tự chủ, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Vì vậy, theo đại biểu Dung, việc giảm viên chức hưởng lương trong các đơn vị sự nghiệp công lập bằng cách đẩy mạnh tự chủ trong khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, đại biểu cho rằng chưa phù hợp, do vậy cần có giải pháp tháo gỡ cho tình trạng này./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica -
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân