Cán bộ trẻ giúp dân Ngải Thầu làm giàu từ sâm đất
Ngày cuối năm 2020 vừa qua, Vàng A Tùng vinh dự được tham dự và tự tin báo cáo thành tích tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các Dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II năm 2020 ở Hà Nội khiến hàng nghìn đại biểu hết sức bất ngờ. Ai cũng khen ngợi và ngưỡng mộ tài năng của Bí thư Chi bộ Ngải Thầu Thượng.
Nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ, để tạo lòng tin của người dân, Vàng A Tùng đã tìm các cây, con mới đưa về phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình. Sau khi thu được “quả ngọt”, Tùng mới đi vận động bà con dân bản cùng làm và đến giờ bà con ở bản Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) đều có cuộc sống khấm khá, thu nhập cao.
Học cao để có thêm kiến thức làm giàu
A Tùng sinh năm 1992, trong một gia đình người Mông ở bản Ngải Thầu Thượng, là anh cả trong gia đình có 5 anh chị em. Hoàn cảnh gia đình của Tùng cũng khó khăn như bao gia đình người Mông khác ở bản.
Nhưng may mắn, Tùng là một trong số ít thanh niên trong bản được đi học cao và vào được Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Hòa Bình). “Lớn lên ở bản nghèo, chứng kiến tình cảnh bà con dân bản đói nghèo quanh năm tôi đau lòng và dặn mình phải cố gắng nỗ lực học thật giỏi và học đại học để được thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích đưa về làm giàu cho mình và cho mọi người”, Bí thư Chi bộ Ngải Thầu Thượng chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2015, A Tùng có một thời gian làm việc tại một số công ty ở Hải Dương, Bắc Ninh nhưng cuối cùng Tùng lại quyết định trở về quê hương lập nghiệp.
Ngày ấy A Tùng nhận thấy cây sâm đất được một số gia đình trồng mang lại hiệu quả kinh tế, Tùng đã bàn với gia đình chuyển đổi diện tích trồng ngô sang cây sâm đất.
“Mới đầu “bén duyên” với sâm đất, mình đã tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ về loại cây thuốc này. Trong củ sâm đất có chứa nhiều chất fructooligosaccharide, dưỡng chất này có lợi cho sức khỏe. Sâm đất có thể bào chế để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng; hạ đường huyết; hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường… nên được thị trường rất chuộng”, A Tùng tiết lộ.
Nhận thấy tiềm năng của loại cây thuốc này, A Tùng mạnh dạn mở rộng diện tích nhiều hơn. Đến năm 2019, gia đình Tùng đã có khoảng 1ha sâm đất, ngay trong năm đó, hộ nhà anh đã có thu nhập từ cây sâm đất được trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, Tùng còn nuôi 8 con trâu, bò; đầu tư chăm sóc 4ha cây thảo quả. Theo đó, mỗi năm gia đình anh có thu nhập khoảng 120 triệu đồng.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, Tùng còn đến từng nhà, vận động bà con trong bản cùng làm theo, nhờ đó mà đến năm 2019, bản Ngải Thầu Thượng đã trồng được 10ha sâm đất, thu hoạch trên 80 tấn.
“Mình làm giàu được từ sâm đất rồi nên khi đi tuyên truyền, hỗ trợ bà con trồng cây thuốc, ai cũng nhất trí và đồng lòng làm theo ngay”, A Tùng nhớ lại những ngày đầu truyền kinh nghiệm trồng sâm đất cho bà con Ngải Thầu Thượng làm giàu.
Sang năm 2020 này, A Tùng đã giúp cả bản chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng không hiệu quả sang trồng sâm đất, với diện tích gần 20ha, trở thành bản có diện tích cây sâm đất lớn nhất trong toàn xã.
Tùng chia sẻ thêm, cây sâm đất được trồng từ trước Tết Nguyên Đán, đến tháng 9, tháng 10 hàng năm, khi cây trổ hoa màu vàng tươi cũng là vào mùa thu hoạch, chỉ cần dùng tay lay nhẹ gốc rồi nhấc lên cả chùm củ sai lúc lỉu. Có gốc sâm đất nhiều củ nặng tới 5kg. Hấp thụ nắng mưa, sương gió, khí trời mát mẻ, nguồn nước tinh khiết của đại ngàn, lại được trồng ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, sâm đất Bát Xát có vị giòn ngọt và thanh mát như sâm, ít thứ củ nào có được.
Trong quá trình sản xuất, anh Tùng đã vận dụng kiến thức học được để hướng dẫn bà con ở bản trồng sâm đất sớm hơn vụ trước để đủ nước tưới tiêu và áp dụng thêm các tiến bộ kỹ thuật mới giúp cây trồng cho năng suất cao hơn… Đặc biệt, A Tùng còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm làm giàu.
“Trước đây, đồng bào Mông ở bản chủ yếu trồng ngô, phải chăm sóc vất vả, năng suất thấp. Từ khi chuyển sang trồng cây sâm đất, bà con có thu nhập khá hơn. Năm 2010 với 100% hộ nghèo, đến nay, hộ nghèo của bản chỉ còn 38/85 hộ, chiếm 44,71%”, Tùng tiết lộ.
Vận động bà con xóa bỏ hủ tục
Kết nạp vào đảng năm 2016, năm 2018, A Tùng được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ bản. Trách nhiệm, nhiệt huyết thôi thúc người cán bộ trẻ dân tộc Mông đi đầu trong phát triển kinh tế. Để bà con làm theo, Vàng A Tùng tích cực tuyên truyền vận động bà con trong bản thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tập quán và những hủ tục.
“Ở vùng núi cao, nhiều nơi bà con đồng bào dân tộc thiểu số trồng cây gì, nuôi con gì cũng khó bán do đường giao thông khó khăn, chất lượng sản phẩm kém nhưng theo tôi chỉ cần mình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và sản xuất có liên kết tiêu thụ thì mọi việc đều được giải quyết”.
Trong công tác vận động người dân góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới, để người dân hiểu, A Tùng giải thích cặn kẽ cho bà con về lợi ích có đường đi lại thuận tiện, ô tô có thể vào tận bản sẽ giúp hàng hóa được mua bán thuận tiện, giá cao hơn… Nhờ có cách “dân vận khéo”, A Tùng đã thuyết phục được được hơn 40 hộ dân trong bản hiến hơn 5,8km đất và cùng tham gia góp công làm xong đường giao thông nông thôn ở địa phương.
Đặc biệt, một hủ tục khó thay đổi của đồng bào Mông là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhưng nhờ có Chi bộ và vai trò của Bí thư Chi bộ Vàng A Tùng trong công tác tuyên truyền, mà những năm qua trong bản hầu như không còn tình trạng này xảy ra.
Nhận xét về người cán bộ của mình, anh Vàng Thao ở bản Ngải Thầu Thượng bảo: “A Tùng vừa giỏi vừa rất nhiệt tình hỗ trợ bà con làm cây thuốc và phát triển kinh tế. Từ ngày được cán bộ Tùng hướng dẫn trồng sâm đất năm nào mọi người cũng có nhiều tiền hơn để mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày”.
Bài, ảnh: Trần Ninh
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới -
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
- Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024