Cảnh báo 16 tỉnh phía Bắc có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao
1 - Cao Bằng gồm các huyện: Bảo Lạc; Bảo Lâm; Hạ Lang; Hà Quảng; Hòa An; Nguyên Bình; Trùng Khánh; Thạch An; Thạch Quảng.
2 - Bắc Kạn gồm các huyện: Ba Bể; Bạch Thông; Chợ Đồn; Chợ Mới; Na Rì; Ngân Sơn; Pác Nặm.
3 - Lào Cao gồm các huyện: Văn Bàn; Thị xã Sa Pa; Bảo Yên.
4 - Yên Bái gồm các huyện, thành phố, thị xã: Lục Yên; Văn Chấn; Văn Yên; Yên Bình; Trạm Tấu; Trấn Yên; TP Yên Bái; Thị xã Nghĩa Lộ.
5 - Hà Giang gồm các huyện: Bắc Mê; Bắc Quang; Hoàng Su Phì; Quản Bạ; Quảng Bình; Vị Xuyên; XÍn Mần; Yên Minh.
6 - Truyên Quang gồm các huyện, thành phố: Chiêm Hóa; Hàm Yên; Lâm Bình; Na Hang; Sơn Dương; Yên Sơn; TP Tuyên Quang.
7 - Lai Châu gồm các huyện: Tam Đường; Tân UYên; Than Uyên.
8 - Vĩnh Phúc gồm các huyện, thành phố: Bình Xuyên; Tam Dương; Lập Thạch; Tam Đảo; Vĩnh Tường; TP Phúc Yên; TP Vĩnh Yên.
9 - Lạng Sơn gồm các huyện, thành phố: Bắc Sơn; Bình Gia; Cao Lộc; Chi Lăng; Hữu Lũng; Lộc Bình; Tràng Định; Văn Lãng; Văn Quan; TP Lạng Sơn.
10 - Phú Thọ gồm các huyện, thành phố, thị xã: Cẩm Khê; Đoan Hùng; Hạ Hòa; Phù Ninh; Tân Sơn; Thanh Ba; Thanh Sơn; Yên Lập; TP Việt Trì; Thị xã Phú Thọ.
11 - Hòa Bình gồm các huyện, thành phố: Cao Phong; Đà Bắc; Kim Bôi; Lạc Sơn; Lạc Thủy; Lương Sơn; Mai Châu; Tân Lạc; Yên Thủy; TP Hòa Bình.
12 - Hải Phòng gồm các huyện: Huyện đảo Cát Bà; Quận Đồ Sơn; Quận Kiến An.
13 - Bắc Giang hồm các huyện, thành phố: Hiệp Hòa; Lạng Giang; Lục Nam; Lục Ngạn; Sơn Động; Tân Yên; Yên Dũng; Yên Thế; TP Bắc Giang.
14 - Sơn La gồm các huyện, thành phố: Bắc Yên; Mai Sơn; Mộc Châu; Mường La; Phù Yên; Sông Mã; Sốp Cộp; Thuận Châu; Vân Hồ; Yên Châu; TP Sơn La.
15 - Thanh Hóa gồm các huyện: Bá Thước; Cẩm Thủy; Thạch Thành; Lang Chánh; Mường Lát; Ngọc Lặc; Như Thanh; Như Xuân; Thường Xuân; Quan Sơn; Quan Hóa.
16 - Quảng Ninh gồm các huyện, thành phố, thị xã: Ba Chẽ; Bình Liêu; Cô Tô; Đầm Hà; Hải Hà; Tiên Yên; TP Cẩm Phả; TP Hạ Long; TP Móng Cái; TP Uông Bí; Thị xã Đông Triều; Thị xã Quảng Yên.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGUY CƠ SẠT LỞ ĐẤT NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT
Mưa nhiều ngày, mưa lớn trên diện rộng.
Các dòng nước lẫn bùn rỉ ra dưới chân sườn dốc, cây cối trên sơn dốc, cây cối trồng trên sườn dốc bị nghiêng đổ.
Vết nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc.
Theo thời gian nếu vết nứt càng ngày lớn, càng dài, càng sâu thì khả năng trượt lở sẽ càng cao.
Nước sông, suối từ trong chuyển màu thành nước đục.
Mặt đất phồng lên, âm thanh lạ trong lòng đất.
Khi bắt đầu nghe thấy tiếng đất đá rơi, âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống chạm vào nhau, người dân cần nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương, hàng xóm để được hỗ trợ kịp thời.
Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia:
Ngày và đêm 10/9, khu vực sông Thao và sông Lục Nam sẽ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 40-70mm, có nơi trên 100mm.
Vùng núi, trung du Đông Bắc Bộ và tỉnh Thanh Hóa mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-90mm, có nơi trên 150mm trong ngày và đêm 9/9. Đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông với lượng mưa phổ biến 20-40mm, có nơi trên 100mm.
Ngày và đêm 10/9, Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa 40-80mm, có nơi trên 120mm.
Ngày và đêm 11/9, Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin lũ khẩn cấp trên sông Thao, sông Lục Nam, lũ trên sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và tin cảnh báo lũ trên các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hoá.
Mực nước sông Thao (Yên Bái), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Lục Nam, sông Thương (Bắc Giang) đang lên.
Trong 6 giờ tới, lũ trên sông Lục Nam tiếp tục lên và khả năng đạt đỉnh, đỉnh lũ tại Lục Nam ở mức 6,8m, trên BĐ3 0,5m, sau xuống. Trong 6-12 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tiếp tục lên và có thể đạt đỉnh, đỉnh lũ tại Yên Bái ở mức 34,1m, trên BĐ3 2,1m, sau xuống chậm.
Trong 24 giờ tới, lũ trên sông Cầu, sông Thương tiếp tục lên; lũ trên sông Hoàng Long, sông Mã tiếp tục xuống.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, từ nay đến 11/9, trên các sông khác ở Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.
Trước đó, tối 9/9, hai tàu hút cát từ Trung Quốc trôi dạt đến cầu Phố Lu bắc qua sông Hồng tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và trôi vào địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cũng trong tối 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký công văn gửi Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị vào cuộc hỗ trợ xử lý 2 tàu trên. Lý do tỉnh Yên Bái không có các trang thiết bị, phương tiện để kéo dắt nên việc xử lý 2 tàu hút cát này vượt quá khả năng.
Trước diễn biến hai tàu vận tải từ Trung Quốc trôi dạt trên sông có nguy cơ ảnh hưởng các cầu đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã thông báo các đơn vị liên quan nắm thông tin để phối hợp xử lý.
Theo thông tin từ Cục Đường thủy nội địa, lúc 22h đêm 9/9, hai tàu từ Trung Quốc trôi dạt sang Việt Nam đã bị nước lũ đẩy vào một vũng lở bên sông Hồng tại khu vực Ngòi Nhù, cách cầu Bảo Hà (Lào Cai) 25km.
Hai tàu mắc kẹt vào đây, không trôi ngược ra sông được nữa nên nguy cơ va chạm với các cầu ở hạ lưu sông Hồng không cao.
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Lào Cai) cho biết thêm đến 22h cùng ngày, Công an huyện Bảo Thắng phối hợp với nhân dân đã lai dắt cứu hộ thành công 2 con tàu trên vào bờ tại địa phận thôn An Thắng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Trước đó, chiều 9-9 hai tàu hút cột song song với nhau đã trôi từ phía Trung Quốc vào sông Hồng, trên tàu không có người.
Sau khi trôi qua cầu Cốc Lếu (TP Lào Cai), hai tàu trên tiếp tục trôi theo hạ lưu sông Hồng với tốc độ 15-20km/h.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, hai tàu bị trôi dạt trong tình trạng cột song song với nhau, trên tàu không có người có thể là tàu hút cát, không có người trông coi nên bị trôi dạt khi đứt neo.
Ở một diễn biến khác, sáng nay 10/9, theo thông tin từ người dân trên sông Hồng tiếp tục xuất hiện 2 tàu cuốc hút cát công suất lớn trôi tự do, trên tàu có cả máy cầu, sau đó va chạm vào cầu Tô Mậu thuộc xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái)
Hình ảnh người dân cung cấp cho thấy, sau khi va chạm mạnh vào cầu Tô Mậu và với sức chảy siết của dòng lũ, cả 2 hệ thống tàu hút cát đã bị nhấn chìm.
Cũng theo người dân, cầu Tô Mậu đã có vết nứt sau cú va đập của 2 tàu hút cát trên.
Cũng trong sáng nay, 10/9, nước sông Lô tiếp tục dâng cao đã làm 2 tàu chở hàng và sà lan trôi theo dòng nước từ phường Phượng Lâu, thành phối Việt Trì đến địa điểm cầu Vĩnh Phú thuộc phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (nối Phú Thọ với Vĩnh Phúc) bị mắc kẹt từ lúc 7 giờ sáng.
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân