Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Cây vụ Đông ở Hải Dương “mến thương” loại phân bón nào?

17:02 16/11/2020 GMT+7

Tỉnh Hải Dương có diện tích cây vụ Đông lớn ở miền Bắc khoảng 22.000ha với những cây trồng chính như bắp cải, su hào, cải ăn lá, cà tốt, hành tỏi và củ đậu… Với lợi thế thổ nhưỡng, gần thị trường tiêu thụ lớn, cộng thêm việc chăm sóc, bón phân phù hợp, nên cây vụ Đông vùng này có điều kiện phát triển mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác thăm cánh đồng trồng cà rốt xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ảnh L.K

Tuy nhiên, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình – do ưu tiên cho năng suất, sự hiểu biết về đất đai nông học cũng như kiến thức phân bón còn hạn chế, đa số bà con nông dân có thói quen dùng phân đơn, phân NPK thông thường đặc biệt là đạm, ít hoặc không có phân hữu cơ thời gian dài. Việc này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đất cụ thể là: Độ chua cao pH dưới 4,0, đất nghèo vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và nghèo vi lượng bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe)… Thiếu dinh dưỡng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng vụ đông, sức khỏe giảm, sâu bệnh bùng phát. Hơn nữa, việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đất, nước, tồn dư quá tiêu chuẩn cho phép trong sản phẩm rau, củ, quả, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Nắm bắt được thực tế bón phân còn nhiều bất cập cho cây trồng vụ Đông ở Hải Dương, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện những mô hình khảo nghiệm, thông qua những cánh đồng mẫu lớn sử dụng phân bón Văn Điển, từ đó so sánh với phân đơn và NPK thông thường trên cây trồng vụ Đông ở Hải Dương. Hơn 10 năm qua, các mô hình đã được nhân rộng, từng bước khẳng định tính khác biệt chất lượng, hiệu quả của phân bón Văn Điển với vụ Đông ở tỉnh này.

Nhiều ưu thế khác biệt của phân bón Văn Điển

Phân lân Văn Điển: Sản phẩm này được sản xuất từ quặng Apatit chứa lân khó tiêu đến 32%, khi nung được bổ sung quặng sepentin giàu can xi, magie, vi lượng và quặng sa thạch giàu silic. Hỗn hợp quặng được nung chảy ở nhiệt độ 1.4500C sau đó được kết hạt trong nước áp suất cao để chuyển toàn bộ dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu, cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Trong công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Văn Điển, doanh nghiệp tuyệt đối không dùng bất kỳ loại hóa chất nào. Bởi vậy phân lân Văn Điển được xếp vào loại phân khoáng thiên nhiên thân thiện môi trường, là loại phân chuyên dụng cho sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất rau sạch, rau hữu cơ, thành phần dinh dưỡng chính có trong phân lân Văn Điển bao gồm: 16% lân (P2O5); 30% vôi (CaO); 15% magie (MgO); 24% silic (SiO2) và 6 loại vi lượng bo, kẽm, magan, sắt, đồng, coban. Đây là những chất dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho cây vụ Đông mà các chất này trong đất hiện tại thiếu hụt nghiêm trọng. Lân Văn Điển tốt bền, không rửa trôi, khử chua, cung cấp lân, vôi, magie, silic, vi lượng cho cây “ăn” cả vụ. Phân được dùng bón lót cho cây trồng như su hào, bắp cải, củ cải, cà rốt, hành tỏi, cải ăn lá… Cách bón: Bón từ 10 – 15kg/sào 360m2 trực tiếp vào đất khi lên luống, hoặc bón vào rạch luống sau đó phủ đất kín phân trước khi trồng cây con.

Riêng với cây hành, tỏi thì lượng bón 15 – 20kg lân Văn Điển, bón nông trên mặt luống trộn đều với lớp đất sâu 3 – 5cm, sau đó đặt củ mầm, bón đủ lượng lân Văn Điển thì cả vụ không phải đầu tư: Lân supe, vôi, magie, silic, vi lượng… Cây trồng thỏa mãn các loại dinh dưỡng trung vi lượng, dầy lá, khỏe, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cao vượt trội, đặc biệt chất lượng khác biệt so với phân supe lân thông thường.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, sự khác biệt cơ bản phân đa yếu tố NPK Văn Điển so với các loại NPK khác là: Ngoài cân đối Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) thỏa mãn cho cây vụ Đông trong mỗi loại phân đa yếu tố còn có 10 loại chất dinh dưỡng khác mà cây trồng rất cần, trong khi đất lại rất thiếu đó là: CaO; MgO, SiO2, lưu huỳnh (S) và 6 chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ lâu Văn Điển đã có 10 loại dinh dưỡng cho hóa hợp với đạm, kali và lưu huỳnh, thông qua công nghệ hiện đại, hoạt hóa tất cả các chất dinh dưỡng, cây hấp thụ dễ dàng. Từ nhiều năm nay bà con trồng cây vụ Đông ở Hải Dương mến mộ phân bón Văn Điển bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đồng ruộng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, tăng năng suất, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn trồng rau, củ, quả VietGAP.

Phân lân nung chảy dạng bột mịn, là phân khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường. Ảnh tư liệu

Các dòng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK  Văn Điển

Các dòng sản phẩm chuyên dùng bón lót hiện có:

Phân bón ĐYT NPK 10.7.3. có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Phân bón ĐYT NPK 9.7.4. có thành phần dinh dưỡng: N = 9%; P2O5 = 7%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Các dòng sản phẩm chuyên dùng bón thúc:

Phân bón ĐYT NPK 13.3.10. có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 4%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 1% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

– Phân bón ĐYT NPK 13.3.13. có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; CaO = 4%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 1% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

– Phân bón ĐYT NPK 14.6.8. có thành phần dinh dưỡng: N = 14%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Cách chăm bón phân Văn Điển cho một số cây trồng vụ Đông chính

– Cây bắp cải, su hào: Sau khi làm đất lên luống, nếu trồng một hàng thì mặt luống rộng 70cm, trồng hai hàng thì mặt luống rộng 1,4m, đánh rạch sau đó rải phân hữu cơ hoai mục 200 – 300kg/sào (360m2) + 10 – 12 kg ĐYT NPK 10.7.3 hoặc ĐYT NPK 9.7.4 xuống rạch hốc, phủ lớp đất mỏng 3 – 5cm và đặt cây giống, nếu đất quá  khô nên tưới ẩm trước khi bón phân lót.

Sau khi trồng, thường xuyên tưới ẩm, khi cây bén rễ hồi xanh thì dùng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc ĐYT NPK 14.6.8, lượng bón từ 2 – 3kg/sào, ngâm phân pha loãng tưới. Cứ 1 tuần tưới 1 lần, khi cây trải lá bàng và bắt đầu cuốn (bắp cải), hình thành củ (su hào) thì dùng 12 – 14 kg ĐYT NPK 14.6.8 bón giữa hai luống hoặc hai mép luống rồi vun lấp kín phân, sau đó tưới nước, có thể hòa loãng phân để tưới, cải bắp được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cuốn chặt, cây khỏe, bẹ lá dày, giòn, bắp to, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, rau sạch, còn su hào thì vỏ củ sáng bóng, lá phủ lớp phấn trắng mỡ, chống sâu bệnh tốt, không nứt củ, mẫu mã đẹp, dễ tiêu thụ, năng suất cao.

Trồng bắp cải ở xã Gia Xuyên, Gia Lộc, Hải Dương. Ảnh tư liệu

Bón cho cải dưa, cải ngọt, cải chíp

Sau khi lên luống bón 12 – 15 kg/sào phân đa yếu tố ĐYT NPK 10.7.3 Văn Điển trộn đều phân vào lớp đất mặt luống trước khi trồng cây con hoặc gieo hạt, khi cây có 2 lá thật (nếu gieo hạt) hoặc khi cây hồi xanh bén rễ (nếu trồng cây con) thì hòa loãng phân ĐYT NPK 13.3.10 tưới cho 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày, tổng lượng phân thúc từ 8 – 10kg/sào. Cải ăn lá được bón phân Văn Điển, cây mập, bẹ lá dày, xanh vàng, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt dễ tiêu thụ.

Bón cho cây cà rốt, súp lơ, cà chua, đậu đỗ

Nhóm cây này đều cần nhiều chất dinh dinh dưỡng đặc biệt là kali và trung vi lượng thích hợp với độ pH từ 6 – 6,5. Nên sử dụng phân bón lót ĐYT NPK 9.7.4 hoặc dùng ĐYT NPK 10.7.3, từ 10 – 12 kg/sào, đánh rạch hoặc cuốc hốc, rải phân lấp đất tra hạt hoặc trồng cây con (tránh phân tiếp xúc với hạt hoặc con rau). Bón phân thúc sử dụng loại ĐYT NPK 13.3.13 lượng bón từ 15 – 20 kg/sào, cà rốt bón thúc khi cây cao 15 – 20cm, rạch gữa luống hoặc hai mép luống rải phân lấy đất vun cao luống, tưới nước. Súp lơ khi bén rễ hồi xanh (sau trồng 10 – 13 ngày) bón thúc xa gốc hoặc hòa loãng phân tưới, cà chua bón thúc khi cây bắt đầu có nụ, đậu đỗ bón thúc khi cây bắt đầu phân cành.

Bón cho cây hành, tỏi

Huyện Kim Môn, điển hình xã Hiệp Hòa là thủ phủ của cây hành, tỏi. Bà con nơi đây đã áp dụng tốt phương pháp bón phân Văn Điển. Sau khi làm kĩ đất, bà con nông dân kéo luống, rải đều 15 – 20 kg/sào lân Văn Điển trộn đều lấp đất mặt  sau đó trồng của giống. Sau trồng 10 – 12 ngày (cây đã nhú cao khỏi mặt đất có phủ rạ), sử dụng 6 – 7 kg/sào ĐYT NPK 13.3.13 hòa loãng tưới thúc. Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1 từ 10 – 15 ngày, bón gốc 12 – 13  kg/sào ĐYT NPK 13.3.10, thúc lần 3: Sau trồng 50 – 55 ngày (khi hành tỏi bắt đầu xuống củ), bón 5 – 7  kg ĐYT NPK 13.3.13 trên mỗi sào Bắc bộ.

Do trong phân Văn Điển cân đối đạm, lân, kali lại rất đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng như: vôi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, mangan… nên cây hành, tỏi khỏe, thân mập kháng sâu bệnh tốt, thành củ sớm, củ tròn mọng, khi thu hoạch thân chắc vàng, dễ bảo quản, ít hao, năng suất tăng gấp 2 lần so với bón phân thông thường.

                     Việt Hà – Nam Phong