Chăn nuôi không kháng sinh: Cần sự vào cuộc đồng bộ
Câu chuyện về kháng sinh trong chăn nuôi vẫn đang nóng lên từng ngày, từng giờ được truyền thông, báo chí liên tục nhắc tới và được xem là “khối u” của ngành chăn nuôi. Đứng trước những thách thức và cơ hội mới, nuôi không kháng sinh là hướng đi bắt buộc để chuyển mình cho toàn ngành. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này là chuyện không phải của riêng ai!
Hiện trạng
Câu chuyện kháng sinh trong chăn nuôi vẫn đang là mối nguy lên tới tình trạng báo động không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Kháng kháng sinh có thể đưa nhân loại trở về thời kỳ đen tối, đẩy 28 triệu người vào cảnh đói nghèo và tước đi 10 triệu sinh mạng mỗi năm ngay giữa thế kỷ 21. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh và các chế phẩm kháng sinh trong nông nghiệp. Tại Việt Nam, sử dụng kháng sinh là “chuyện cơm bữa” trong ngành chăn nuôi. Hàng loạt cụm từ được nhắc đến khi nói đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, dư tồn kháng sinh như “vấn nạn”, “gánh nặng”, “ám ảnh”, “mối nguy”, “báo động”, “ma trận”… Chính tình trạng này đã hủy hoại đi môi trường, tàn phá kinh tế nhiều người nuôi và hủy hoại thương hiệu của chăn nuôi Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo TS. Phạm Kim Đăng, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: “Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không phải con người ăn sản phẩm chăn nuôi có tồn dư kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ngay vì liều lượng rất thấp. Lo ngại ở đây chính là việc phát hiện kháng sinh trong thịt, minh chứng của việc lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp hoặc sử dụng không khoa học kháng sinh trong chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh dẫn tới việc chữa trị bệnh bằng kháng sinh sau này gặp rất nhiều khó khăn”.
Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất cấm là vấn nạn trong chăn nuôi cần phải giải quyết sớm và triệt để. Từ đầu năm 2018, Việt Nam đã cấm sử dụng các loại kháng sinh cho mục đích sinh trưởng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chỉ cho phép sử dụng trong sản xuất con giống. Đặc biệt, theo lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Chung tay hành động
Theo Juan Lubroth, Giám đốc lĩnh vực thú y của FAO, một trong những giải pháp quan trọng nhất để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc là tạo một nền chăn nuôi sạch.
Vậy giải pháp tối ưu cho việc chăn nuôi không kháng sinh ở nước ta là gì? Chính là đi giải quyết căn cơ, gốc rễ các nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng kháng sinh như hiện nay. Theo Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương: “Trong lĩnh vực chăn nuôi, cuộc đua giữa các quốc gia trên thế giới không dừng lại ở việc chúng ta sản xuất được bao nhiêu thịt, trứng, sữa. Quan trọng hơn, sản phẩm ấy phải có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với giá thành sản xuất thấp để tạo lợi thế cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, muốn phát triển bền vững, dứt khoát phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động chăn nuôi…”
Để việc giảm hoặc không dùng kháng sinh trong chăn nuôi thành công cần cách tiếp cận tổng thể, khởi đầu là từ con giống chất lượng cao. Tất cả kỹ thuật quản lý và đầu vào cần được cân nhắc cẩn thận, khi mắc lỗi trong lĩnh vực nào đó có thể sẽ làm mất giá trị của những nỗ lực ở lĩnh vực khác và trong khi chưa có một chất cộng thêm nào có thể thay thế kháng sinh, việc hứa hẹn phát triển các chất cộng thêm đang được thực hiện.
Hiện nay, hội nhập kinh tế đang tạo nhiều cơ hội cho người chăn nuôi khi được tiếp cận nhiều hơn và gần hơn với công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Đồng thời, tạo ra áp lực to lớn buộc Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi phải đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi cách làm, thay đổi công nghệ để có khả năng tham gia hội nhập và phát triển bền vững. Có nghĩa rằng, mọi biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, có sự tham gia sát sao từ trung ương đến địa phương, của mỗi tổ chức, cá nhân để đảm nhận những nhiệm vụ vì sự phát triển chung. Nếu chính phủ mỗi quốc gia không quản lý mạnh tay và quan tâm sâu sát hơn tới người chăn nuôi, thì vấn nạn sử dụng kháng sinh sẽ không bao giờ được kiểm soát tốt. Ngược lại, nếu người nuôi không chủ động tích cực tham gia vào cuộc chiến chống lại việc nuôi không kháng sinh thì mọi sự nỗ lực cho cuộc chiến chống kháng sinh cũng “đổ sông đổ bể”. Hơn bao giờ hết, sức mạnh của sự đoàn kết, chung tay góp sức cho cuộc chiến chống lại việc lạm dụng kháng sinh cần được đặt lên hàng đầu.
Chăn nuôi hạn chế sử dụng kháng sinh hay không dùng kháng sinh hiện đang nổi lên như một yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Và để làm được, bắt buộc tất cả “4 nhà” phải đồng lòng trong cuộc chiến này.
Lê Thanh Thảo
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới -
Phát huy vai trò xung kích của nông dân giỏi -
Nông dân Bình Định chinh phục hoa đào phương Bắc -
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng người nông dân phát triển toàn diện
- Giúp nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất
- Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025
- Nông dân Nghi Long tất bật chăm rau phục vụ Tết
- “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
- Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024