Chịu tiếng “gàn” để quyết tâm làm nông nghiệp sinh thái
Nỗ lực biến vườn cà phê canh tác truyền thống 30 năm của gia đình thành rừng, với hệ sinh thái thuận tự nhiên, anh Vũ Mạnh Đường ở thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đã bước đầu thu được “trái ngọt”.
Cà phê của Mạnh Đường Farm sau khi thu hái lựa chọn 100% quả chín, đem rửa sạch, sau đó ủ lên men. Quá trình lên men tùy thuộc vào thời tiết dao động từ 4 – 6 ngày. Tiếp theo, cà phê được phơi nguyên quả trên giàn trong nhà kính khoảng 17 – 20 ngày. Sau khoảng 3 tháng từ khi thu hái (khi đó hạt cà phê sẽ bớt đi vị chát) mới đem đi rang xay bằng máy móc hiện đại, rang mộc 100%, không tẩm ướp thêm bất kỳ hương liệu gì.
Hạnh phúc với nông nghiệp sạch
Nhờ chọn món quà biếu ý nghĩa, mang đậm hương vị Việt cho những vị khách nước ngoài, chúng tôi được những người bạn đam mê nông sản sạch giới thiệu đến với mô hình vườn rừng theo hướng sinh thái của anh Vũ Mạnh Đường.
Tự nhận mình đến với nông nghiệp như cái duyên định trước, ký ức về những ngày đầu quyết định từ bỏ tương lai tươi sáng làm thủy thủ tàu viễn dương để gắn bó với mảnh vườn lại ùa về trong anh Đường. Thời điểm ấy là năm 2015. Lúc đó anh đang làm việc tại Công ty Hàng hải Việt Nam. Anh từ bỏ công việc mà bao người mơ ước, về quê thuê lại 5 sào cà phê của bố mẹ để khởi nghiệp, chỉ với một lý do: Những ngày lênh đênh trên biển anh cảm thấy cuộc sống thiếu đi cái gọi là ý nghĩa, anh muốn trở về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bằng cách làm nông nghiệp theo xu hướng của thời đại.
Anh Đường kể: “Tôi thuyết phục bố mẹ để tôi được nghỉ việc về làm nông nghiệp sạch, gia đình không ai đồng ý cả, bởi hiệu quả của nông nghiệp sạch như tôi nói họ thấy “mờ mịt”, trong khi tôi lại đang có một công việc tốt, lương cao. Nhưng tôi nghĩ ai cũng chỉ sống được có một lần, phải làm những gì mình thấy vui và hạnh phúc”, anh Đường tâm sự.
Nhận thấy việc sản xuất, canh tác nông nghiệp truyền thống sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… gây mất an toàn thực phẩm, hủy hoại môi trường, không bền vững, thời gian đầu anh Đường canh tác khu vườn của mình theo hướng hữu cơ, không sử dụng hóa chất mà chỉ dùng các chế phẩm vi sinh. Đến năm 2017, anh Đường được người bạn gửi cho video nói về nông nghiệp sinh thái vườn rừng của Ernst. Thấy mô hình này hay, không những phù hợp với điều kiện tại vườn của mình mà còn tốt cho môi trường và các loài sinh vật, thế là anh quyết định biến khu vườn của mình thành khu rừng với hệ sinh thái phong phú, trong đó cây cà phê được coi là cây chủ lực.
“Tôi không bỏ cuộc dù nhiều người nói tôi gàn dở”
Tháng 6/2017, với số vốn ít ỏi tầm 50 triệu đồng, anh Đường bắt tay làm với việc đầu tiên là đào 3 cái ao. Nông nghiệp sinh thái vườn rừng chú trọng đến đa dạng sinh học nhiều tầng tán có thể cung cấp nguồn thực phẩm trong giai đoạn ngắn, trung và dài hạn. Chính vì thế, để tạo ra tầng tán trên cùng, anh Đường đầu tư trồng nhiều cây che bóng, cây lấy gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, cà te, sưa đỏ… Những loại cây này giúp tạo ra nguồn phân hữu cơ tự nhiên và là nguồn thu nhập dài hạn trong 30 năm tới. Tầng giữa anh trồng cây ăn quả như bơ, sầu riêng, hồng, vải… Tầng dưới là cà phê, chuối, na, mãng cầu… cho nguồn thu trung hạn. Tầng dưới cùng trồng cây dược liệu như đinh lăng, tam thất nam, gừng, nghệ…
Thời gian đầu, nhìn khu vườn của anh Đường cỏ mọc um tùm, cây cối trông như sắp chết, cà phê cho ít quả, các trái cây khác èo uột, xấu mã, mang ra chợ chả ai mua, ai cũng nghĩ anh “gàn dở”. Bỏ ngoài tai lời ra tiếng vào, anh vẫn quyết tâm theo con đường mình chọn.
Anh Đường say sưa chia sẻ: “Bất kể loài sinh vật và cây cỏ nào cũng đều có giá trị và “mệnh” riêng. Ví như cỏ, chúng ta luôn nghĩ để cỏ mọc sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng của những cây trồng chính nên cứ thấy cỏ mọc lên là phun thuốc diệt cỏ hoặc nhổ cho bằng sạch. Ít ai biết cỏ cũng là một loại tự dưỡng, chúng cũng tổng hợp dinh dưỡng từ ánh sáng và không khí, bên cạnh đó còn giúp giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu của đất, chống rửa trôi và xói mòn, tăng đa dạng sinh học, chống bệnh tật cho cây”.
Sau 3 năm, khu vườn rừng của anh Đường các tầng tán đã hình thành, phân tầng rõ nét. Bất kỳ ai từng đến thăm mô hình đều chung cảm nhận, dù trong mùa khô hạn nhưng khu vườn rừng của anh Đường vẫn giữ được màu xanh mát. Thú vị hơn nữa là những cây hồng, chuối, đu đủ… thu hút rất nhiều chim chóc và các loại thú rừng về đây tận hưởng nguồn thức ăn. Ngoài ra, trên cành cây anh Đường còn khéo léo treo những giò phong lan, cây tắc kè đá… Tất cả tạo nên cảnh quan sinh thái hết sức trong lành và gần gũi thiên nhiên.
Ngoài cà phê, khu vườn rừng của anh Đường luôn cho thu hoạch những loại củ quả quanh năm như: bơ, chuối, đu đủ, mãng cầu, nhàu, khoai sọ, sắn, gừng… Từ đó, anh chế biến thành các sản phẩm như: trà mãng, trà nhàu, chuối sấy; trái nhàu khô, đinh lăng ngâm rượu…
Cà phê được xếp hạng đặc sản
Cà phê đặc sản trên thế giới được hình thành cách đây khoảng 30 năm, đầu tiên là ở Mỹ, sau đó là các nước châu Âu, Nhật Bản… Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Các hạt cà phê đặc sản đều được hái lượm thủ công bằng tay từng quả một để đảm bảo chỉ có những hạt cà phê chín đỏ.
Tiêu chuẩn đánh giá khắt khe đã tạo nên sự khác biệt về hương vị của cà phê đặc sản và khiến nó được yêu thích trên khắp thế giới. Thị phần cà phê đặc sản chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng lại có giá trị cao gấp 5 – 10 lần sản phẩm cà phê thông thường. Với những tiềm năng hiện có, sản xuất cà phê đặc sản chính là một hướng đi mới của ngành cà phê Việt Nam.
Bắt nhịp với xu hướng, đầu năm 2019, anh Đường theo học lớp chế biến cà phê đặc sản. Nhờ sự tỉ mỉ, tinh tế cùng sự đặc biệt từ cà phê giống truyền thống được trồng theo hướng sinh thái vườn rừng, năm 2020, sản phẩm cà phê của anh đã lọt vào vòng cung kết cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam 2020” và được công nhận là cà phê đặc sản với điểm thử nếm 80,36.
Khách hàng nếu từng một lần thưởng thức cà phê sinh thái vườn rừng của anh Đường đều có cảm nhận cà phê có vị chua thanh, đắng nhẹ, ngọt hậu, hương vị trái cây và gia vị. Hiện nay, tại Mạnh Đường Farm có hai loại: cà phê đặc sản với giá 400.000 đồng/kg, cà phê honey 300.000 đồng/kg.
Qua 5 năm làm nông nghiệp sạch, anh Đường khẳng định, so với cách làm nông nghiệp bình thường, năng suất cây trồng giảm nhưng chất lượng nâng tầm và cho thu nhập ổn định hơn. Anh Đường tin tưởng sản phẩm của mình được khách hàng đón nhận, bởi thị trường đang hướng đến những sản phẩm sạch, bảo vệ sức khoẻ./.
(Theo VOV)
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới -
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
- Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald TrumpNhân dịp Ngài Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 21/1/2025 (giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng.
-
Ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của MỹRạng sáng 21/1 (theo giờ Việt Nam) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol, trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF DavosHội nghị WEF Davos lần thứ 55 mang chủ đề “Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh” có sự tham dự của khoảng 3.000 lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu thế giới.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải vươn mình cùng dân tộcTổng Bí thư nhấn mạnh kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc.
-
App "Nông dân Việt Nam" có thêm tiện ích Thời tiết nông vụ và Giá cả thị trườngTừ khi ra mắt đến nay, App Nông dân Việt Nam đã hoàn thiện thêm hai tiện ích “Thời tiết nông vụ” và “Giá cả thị trường”, nằm tại mục Khám phá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của hội viên nông dân.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
3 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
4 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
5 Chíp bán dẫn và hợp tác giữa Trường CĐ Công thương Việt Nam và ĐH Khoa học kỹ thuật Minh Tân