Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Chủ tịch Lương Quốc Đoàn gợi mở 5 vấn đề then chốt tại Đại hội Hội Nông dân Thanh Hóa

Bùi Ánh - 16:01 25/09/2023 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 25/9, tại Trung tâm Hội nghị 25B, TP.Thanh Hoá, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức trọng thể Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Ông Lương Quốc Đoàn – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN phát biểu và chỉ đạo tại Đại hội.

Dự và chỉ đạo Đại hội có ông Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN; ông Đỗ Trọng Hưng - Uỷ viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá.

Dự đại hội có bà Bùi Thị thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN; ông Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Cùng dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và 293 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.495 hội viên nông dân trong tỉnh.

Với tinh thần “Đoàn kết - đổi mới - hợp tác - sáng tạo” các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò nòng cốt phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại. Đặc biệt, 15 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ X đề ra đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

 Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tặng Hội ND tỉnh bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết, hợp tác, sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững".

Báo cáo tại Đại hội, ông Trần Bình Quân – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá cho biết: Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Thanh Hoá, của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống hội và hội viên, nông dân, công tác hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân Thanh Hoá đã đạt những kết quả nổi bật như: Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu mà Nghị quyết của Đại hội X đề ra.

Những chương trình, kế hoạch của Hội sát với tình hình thực tế từng địa phương trong tỉnh từ đó mang đến tính hiệu quả cao. Điều đó được chứng thực qua các hoạt động của Hội như: Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục phát huy sức lan tỏa mạnh mẽ và đi vào chiều sâu từ huyện đến xã và thôn, bản, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế, từng vùng, miền. Đến nay, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 363/465 xã đạt chuẩn NTM đạt 78,1% (trong đó có 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao đạt 17,2%, 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu), 760 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, chiếm 56,8%; có 407 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 01 sản phẩm 5 sao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 của tỉnh ước còn 3,79%. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, năm 2023 gấp 1,27 lần so với năm 2020.

Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh đã kết nạp được 51.443 hội viên, đạt 103% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, nâng tổng số hội viên nông dân toàn tỉnh lên 494.495 hội viên. Hằng năm có trên 95% hội viên, nông dân được các cấp Hội đã tổ chức quán triệt, triển khai về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và nghị quyết của Hội.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại đại hội. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Tại Thanh Hoá, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi từ  phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Năm 2022 có 368.432 hộ nông dân đăng ký đạt hộ SXKD giỏi và có 229.289 hộ đạt SXKD giỏi các cấp  đạt 62% so với hộ đăng ký (vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội), tăng 29.379 hộ so với đầu nhiệm kỳ. Các cấp Hội trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn và tạo việc làm; chia sẻ khó khăn, mất mát với đồng bào gặp thiên tai, dịch bệnh...Điển hình như: Phong trào đã động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn, tạo việc làm; chia sẻ khó khăn, mất mát của đồng bào các vùng gặp thiên tai, dịch bệnh.... Các cấp Hội đã vận động các hộ nông dân SXKD giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 1.193.872 lượt lao động, trong đó có 998.700 lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 195.172 lượt lao động có việc làm theo thời vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 40.270 lượt hộ nông dân, đã góp phần giúp 20.082 hộ nông dân thoát nghèo.

Đặc biệt, các cấp Hội trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động 100% hội viên, nông dân thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về ATTP và BVMT có chiều sâu, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của hội viên, nông dân; vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, thực hiện tốt Luật An toàn thực phẩm; phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp vận động các thành viên hiệp hội và nông dân sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ; trực tiếp xây dựng 49 cửa hàng và phối hợp xây dựng 189 cửa hàng thực phẩm an toàn để cung cấp cho các bếp ăn tập thể và Nhân dân trên địa bàn; tổ chức 14 lớp tập huấn về ATTP cho 1.475 người tham gia.

Phát biểu và chỉ đạo Đại hội, ông Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN đã ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích trong công tác Hội và phong trào nông dân mà Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, gợi mở thêm 5 vấn đề then chốt mà các cấp Hội trong toàn tỉnh cần tập trung cho nhiệm kỳ mới:

Một là, các cấp hội Nông dân trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, của Hội Nông dân Việt Nam đến đông đảo cán bộ, hội viên nông dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất, khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng Nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng, thôn, bản văn hóa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc và bảo vệ môi trường nông thôn.

Chủ động nêu cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đặc biệt là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền; thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng để kích động lôi kéo chia rẽ trong nội bộ nông dân, đồng bào dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Hai là, tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hoạt dộng, trong dó tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các câp dảm bảo đủ số lượng, có năng lực vê chuyên môn, bản lĩnh chính trị dáp úng yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới, nhất là cần ưu tiên quan tâm đến đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở, chi Hội. Đổi mới phương thức tập hợp hội viên trên cơ sở găn với quyên và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân; lấy lợi ích chính đáng và giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân làm nội dung hoạt động của Hội. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc tập trung củng cố, xây dựng chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội có bàn lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên, nông dân trong tình hình mới; không ngừng củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh xuống cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các đại biểu tham dự đại hội

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Cần tranh những thủ lợi thế của tỉnh, tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào; thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tổ chức Hội Nông dân các cấp phải trở thành cầu nối, tạo dựng niềm tin giữa những người nông dân, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với doanh nghiệp, với HTX, với nhà khoa học để tạo nên một mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của hội viên nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần chủ động tăng cường và đẩy mạnh tố chức các hoạt động tư vần, dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh, phát triên các hình thức kinh tế tập thể. Đó là tư vấn và trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về vốn, hố trợ dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật; chuyển đổi số trong nông nghiệp; tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học để làm chủ một số loại giống cây, con chủ lực; về kết nối, hỗ trợ vật tư đầu vào; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, HTX; hỗ trợ kết nối, xây dựng mối liên kết bền vững, hiệu quả giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp góp phần xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, sản xuất theo tín hiệu thị trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, xây dựng, phát triên và gìn giữ thương hiệu sản phấm, thị trường tiêu thu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới; cùng cố liên minh công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh. Xây dựng được nhiều mộ hình liên kết giữa doanh nghiệp với người dân để phát triển vùng nguyên liệu, tăng chế biến tinh, tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, sản phấm chủ lực có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Chú trọng đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho hội viên, nông dân theo hướng dào tạo những nghế thiết thực, phù hợp với thị trường lao động và thực tiến địa phương; đào tạo theo thực trạng sản xuất của nông dân.

Ban Chấp hành Hội ND tỉnh Thanh Hoá khóa mới chụp ảnh với các đại biểu.

Năm là, các cấp Hội trong tinh cần tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; làm cầu nổi quan trọng giữa nông dân với Đảng, với Chính quyền. Trong dó, tập trung giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cấp Hội trong tỉnh phải nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn; đời sống, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị chính đáng của nông dân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với nông dân, hiểu nông dân và vì nông dân; những vướng mặc, bất hợp lý trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách ở địa phương để có cơ sở và chủ động trong tham mưu, để xuất xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách; các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện tốt Luật Dân chủ ở cơ sở, tích cực phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành chức năng để tham gia hoà giải, giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện của nông dân ngay từ cơ sở, hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân. Đại diện cho nông dân để xử lý những vấn đề phát sinh khi quyền lợi ích hợp pháp, chính dáng của nông dân bị xâm phạm.

Tại Đại hội, ông Đỗ Trọng Hưng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa  cũng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đạt được; nhiệt liệt biểu dương và trân trọng cảm ơn những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của cán bộ, hội viên, nông dân vào sự phát triển chung của tỉnh trong những năm qua.

"Các cấp Hội đã phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, động viên nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội,... Nhiều mô hình phát triển kinh tế được xây dựng và nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế và làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, ngày càng xuất hiện nhiều vùng quê đáng sống, khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp. Kết quả đó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và ngành nông nghiệp; đến nay, sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX", Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Đại hội  đã bầu 48 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội ND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2023-2028; bầu 25 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc HND Việt Nam lần thứ VIII; Ông Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội ND tỉnh khóa X tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hoá khoá XI, nhiệm kỳ 2023-2028.