Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân
Đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, hệ thống thông tin báo cáo tỉnh hoàn thành cập nhật 106/106 quy trình; bổ sung 2.000 tài khoản người dùng tham gia sử dụng hệ thống. Số lượng chứng thư số đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đến ngày 15/10/2024 có 7.288 chứng thư số, trong đó có 6.678 chứng thư số cá nhân và 610 chứng thư số tổ chức. Trong năm 2024, đã cấp 106 tên miền và hiệu chỉnh 8 tên miền và cấp tài nguyên cho Hệ thống báo cáo tỉnh Kiên Giang.
Tỉnh kết nối thành công hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và cơ chế đăng nhập một lần (SSO) của hệ thống định danh và xác thực điện tử Bộ Công an; hoàn thành việc triển khai sử dụng tài khoản VNeID làm tài khoản duy nhất để đăng nhập, sử dụng các Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Kiên Giang; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được tiếp tục phát triển hoàn thiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến người dân ngày càng thuận lợi, nhanh chóng cũng như cung cấp môi trường làm việc hiện đại, minh bạch, hiệu quả cho cán bộ, công chức khi tham gia xử lý thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 5/11/2024, tổng số hồ sơ tiếp nhận trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hơn 378.000 hồ sơ, tình hình xử lý hồ sơ đúng hạn đạt trên 98%.
Cùng với đó, tỉnh thực hiện giám sát, đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và điều hành thông tin của tỉnh, kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để theo dõi, cảnh báo. Rà soát hạ tầng hệ thống và các hệ thống thông tin đang vận hành tại Trung tâm dữ liệu tỉnh; ban hành văn bản cảnh báo chiến dịch tấn công sử dụng mã độc RAT để thực hiện hành vi trái phép; tổng hợp danh sách tham dự bồi dưỡng, tập huấn về bảo đảm an toàn thông tin; ban hành văn bản cảnh báo lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-24919 tồn tại trên các sản phẩm của hãng Check Point.
Trung tâm dữ liệu tỉnh hoạt động ổn định, thông suốt được đảm bảo an toàn thông tin không xảy ra bất kỳ sự cố nghiêm trọng. Trong đó, Trung tâm dữ liệu tỉnh đã ghi nhận gần hơn 3,3 triệu lượt rà quét và ngăn chặn các lượt tấn công vào hệ thống.
Nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở hai cấp Kiểm sát trên địa bàn tỉnh được ngành đặc biệt chú trọng và đạt nhiều kết quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của hai cấp Kiểm sát được đầu tư đồng bộ đáp ứng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; 100% công chức sử dụng, ứng dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn; có nhiều sản phẩm công nghệ được tạo ra để phục vụ có hiệu quả cho các mặt công tác.
Ngoài ra, ngành chủ động phối hợp, tự xây dựng, trang bị và phát triển nhiều phần mềm, ứng dụng phục vụ có hiệu quả cho các khâu công tác nghiệp vụ. Điển hình như: Phần mềm “xử lý văn bản nội bộ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang”; phần mềm “Phòng họp không giấy (Ecabinet)”; phần mềm “Quản lý việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”; phần mềm "Quản lý và thống kê án hình sự tạm đình chỉ, phục hồi điều tra"; phần mềm "mở biểu, sao chép, sao lưu dữ liệu thống kê"; ứng dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic For Applications (VBA) để xây dựng phần mềm tổng hợp dữ liệu vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu kiến nghị, kháng nghị và xây dựng báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo ông Phúc, một trong những bước đột phá lớn nhất của ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số là việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và phục vụ công tác chuyên môn của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Kiên Giang, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Đề án này được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt vào giữa năm 2023, đã định hình, định hướng cho việc hiện đại hóa công tác Kiểm sát trong giai đoạn tới. Đề án không chỉ giúp nâng cao năng lực quản lý và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo hai cấp Kiểm sát mà còn đặt nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng công nghệ số trong công tác chuyên môn, từ đó giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động Kiểm sát.
Là ngành thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trực tiếp theo dõi, quản lý hàng trăm nghìn đối tượng trên địa bàn, những năm qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Kiên Giang triển khai ứng dụng có hiệu quả chuyển đổi số trong các hoạt động công tác như: Quản lý, chi trả không sử dụng tiền mặt đến các đối tượng thụ hưởng; thu thập, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu chuyên ngành…Ngành phối hợp với UBND các huyện, thành phố thu thập thông tin hơn 100.000 đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội và các địa phương đã và đang thực hiện việc chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với đối tượng thụ hưởng; tiếp nhận và giải quyết hơn 10.000 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (chiếm 90%); liên thông hỗ trợ mai táng phí đối với đối tượng bảo hiểm xã hội, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết hỗ trợ mai táng phí là trên 1.000 hồ sơ.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, thương binh hạng 2/4, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng cho biết, những tháng gần đây, địa phương triển khai chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua tài khoản ngân hàng rất thuận tiện, ông không phải đến điểm chi trả nhận tiền như trước đây. Bên cạnh đó, ông Thạnh còn thường xuyên nhận được thông báo về các quy định, chế độ, chính sách dành cho người có công, giúp ông nắm rõ hơn và không phải đến tận các cơ quan để hỏi như trước đây.
“Việc chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với đối tượng thụ hưởng. Phương thức chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt giúp cơ quan quản lý từng bước cải cách thủ tục hành chính trong chi trả chính sách an sinh xã hội đối với người dân, bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh, công khai, minh bạch, an toàn, dễ kiểm soát, tránh tình trạng mất cắp, tiết kiệm chi phí hành chính”, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Kiên Giang Đặng Hồng Sơn cho biết.
Để thực hiện tốt công tác Chuyển đổi số của tỉnh thời gian tới, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang Võ Minh Trung cho biết, ngành sẽ tăng cường tham mưu việc tăng cường ứng dụng, tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên hệ thống Văn phòng điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trong gửi nhận văn bản điện tử và tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính nhằm tăng tỷ lệ số hóa hồ sơ và trả kết quả điện tử cho người dân, doanh nghiệp.
Phát triển Trung tâm dữ liệu của tỉnh, hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước đáp ứng tốt yêu cầu triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số xây dựng Chính quyền số đồng bộ với công tác đảm bảo an toàn thông tin; đặc biệt là việc xây dựng hồ sơ cấp độ các hệ thống thông tin các cơ quan nhà nước. Tăng cường đầu tư thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền và sử dụng hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu.
“Cùng với đó, tỉnh phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng trong việc hỗ trợ người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số tại địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số, các kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường số”, ông Võ Minh Trung nhấn mạnh.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Rốt ráo tái thiết cuộc sống cho người dân thôn Làng Nủ -
Từ căn cứ kháng chiến chống Mỹ đến xã nông thôn mới kiểu mẫu -
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mới -
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân Yên
- Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới
- Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
- Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
- Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng cao
- Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu
- Lương Tài đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
-
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn Hà Nội.
-
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững“Mô hình thực nghiệm trồng cam FVF theo hướng nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp người nông dân địa phương thấy được hướng đi mới trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế trên chính mảnh đất của họ” - Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An nhận định.
-
Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sảnNhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024” trong 2 ngày 8-9/12 tại huyện Sơn Hà.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng ThápHướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở UBND huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh.
-
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt NamSáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ đầu năm 2024 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đề ra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ngành hàng rau quả trong năm nay là giá trị xuất khẩu ước đạt 6-6,5 tỷ USD.
-
Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịchTỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Mục sở thị quy trình từ đồng cỏ đến ly sữa tại Trang trại bò sữa hữu cơ TH true MILKTại trang trại bò sữa hữu cơ TH, đàn bò được ăn thức ăn đạt chứng nhận organic, được tắm nắng để tăng vận động và đề kháng tự nhiên. Nếu ốm, chúng được điều trị bằng thảo dược thay vì kháng sinh,…
-
Tổng Bí thư: Tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớnTổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Quỹ KKR tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác song phương.
-
Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mớiVề thương mại, Việt Nam nên tăng sức mua từ Hoa Kỳ, kể cả sản phẩm và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhằm giảm sự chênh lệch trong cán cân thương mại song phương.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
4 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
5 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ