![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_256x153/mediav2/upload/2025/02/09/nha-o-080225-1_09022025221657_722.jpg)
Phân loại rác ở Bình Dương: Người dân chưa quen, chính quyền chưa quyết liệt
Máy móc tự động gom rác chưa qua phân loại tại nguồn đưa vào dây chuyên phân loại tại tại Khu liên hợp xử lý rác Biwase Bình Dương.
Thiếu đồng bộ trong quy hoạch điểm tập kết rác
Bình Dương đã chuẩn bị nhiều bước quan trọng để triển khai phân loại rác. Theo bà Nguyễn Ngọc Thúy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã có quyết định yêu cầu phân loại rác sinh hoạt bắt buộc từ ngày 31/12/2024. Kế hoạch của tỉnh cũng xác định lộ trình cụ thể, tập trung vào nâng cao nhận thức cộng đồng và xác định trách nhiệm của các cấp, ngành.
Từ năm 2023, Bình Dương đã triển khai tuyên truyền, đào tạo báo cáo viên và quy hoạch điểm tập kết rác. Năm 2024, tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác, đồng thời xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom và nghiên cứu bao bì chứa rác phù hợp. Mục tiêu đến năm 2025 là toàn bộ rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh được phân loại tại nguồn, với tỷ lệ phân loại đúng đạt trên 50%. Bên cạnh đó, Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không phân loại rác hoặc phân loại không đúng. Đây là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy người dân thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn.
Dù có chính sách rõ ràng, việc phân loại rác tại Bình Dương vẫn gặp nhiều thách thức. Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch điểm tập kết rác. Hiện, chỉ 5/9 địa phương có quy hoạch điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, trong khi một số khu vực vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Ngay cả những nơi đã quy hoạch cũng gặp khó khăn về kinh phí xây dựng.
Nhân công làm việc trực tiếp phân loại rác vô cơ để thành sản phẩm có thể tái chế lại.
Theo ông Ngô Chí Thắng, Giám đốc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương (thuộc Tổng công ty BIWASE), hiện Khu liên hợp có công suất xử lý hơn 2.500 tấn/ngày, trong khi lượng rác thu gom khoảng 2.300 tấn/ngày. Điều này cho thấy hệ thống xử lý dư sức đáp ứng tốt nhu cầu, đặc biệt nếu rác được phân loại từ nguồn thì càng lý tưởng hơn nữa trong quá trình xử lý, giảm bớt quá trình phân loại lần hai tại khu xử lý.
Ông Thắng khẳng định, Tổng công ty BIWASE luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thu gom rác phân loại tại nguồn khi có yêu cầu từ Nhà nước. Còn việc tổ chức thực hiện phân loại rác hiện nay là do chính quyền địa phương và người dân thực hiện.
Một số ý kiến cho rằng Tổng công ty BIWASE chưa có đủ xe chuyên dụng để thu gom riêng biệt rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế, còn tổ chức gom rác chung một xe. Về vấn đề này, ông Thắng khẳng định: Hiện, đơn vị có 280 xe thu gom có thể đảm bảo thu gom rác trong toàn tỉnh thải ra trong một ngày và không nhất thiết phải có nhiều xe tại một điểm trong cùng một thời gian. Theo kế hoạch, xe thu gom hoạt động theo lịch trình: hôm nay thu gom rác hữu cơ, ngày mai thu gom rác vô cơ. Do đó, việc dư luận cho rằng rác bị gom chung là chưa chính xác.
“Trong khi đó, có đề xuất việc sử dụng hai xe chuyên dụng cùng lúc cho một điểm thu gom là không cần thiết, vì làm tăng chi phí vận hành không đáng có”, ông Thắng chia sẻ.
Ngoài ra, Tổng công ty BIWASE cũng đã đầu tư công nghệ và nhân lực để phân loại lại rác sau khi thu gom, đảm bảo xử lý triệt để trước khi đưa vào các quy trình tái chế và sản xuất năng lượng. Nhờ đó, Bình Dương là tỉnh xử lý rác triệt để, không còn lượng rác phải chôn lấp, hướng đến một hệ thống xử lý rác thải hiện đại và bảo vệ môi trường bền vững.
Người dân chưa quen, chính quyền chưa quyết liệt
Rác sau khi qua dây chuyền phân loại còn loại rác vô cơ được chuyên qua dây chuyền do nhân công trực tiếp phân loại thêm 1 lần nữa để tái chế.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, dù quy định phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực đầu năm 2025 và đã qua hơn một tháng, nhiều nơi tại Bình Dương vẫn chưa thực hiện đúng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện và nhận thức của người dân.
Hiện, nhiều địa phương vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể hoặc chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền mà chưa có biện pháp thực thi, kiểm tra và giám sát hiệu quả. Trong khi đó, người dân chưa thực sự hiểu và tuân thủ quy định. Nhiều hộ dân vẫn giữ thói quen vứt rác chung, cho rằng phân loại rác gây tốn kém, phức tạp và mất thời gian.
Việc bố trí các điểm tập kết rác cũng chưa đồng bộ trên toàn tỉnh. Hiện mới chỉ có 5/9 địa phương có quy hoạch điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, trong đó các khu vực đô thị lớn vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, khiến việc thu gom thiếu tổ chức. Ngay cả những nơi có quy hoạch cũng gặp khó khăn do thiếu kinh phí triển khai.
Một vấn đề khác là phương tiện thu gom còn hạn chế. Việc thu gom từ hộ dân đến điểm tập kết chủ yếu do lực lượng dân lập thực hiện. Nhiều xe thu gom cũ, không đáp ứng yêu cầu phân loại, dẫn đến hiệu quả thu gom thấp.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 31/12/2024, quy hoạch điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại thành ba nhóm: Rác có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm và rác thải khác. Điều 77 của Luật này còn quy định rằng đơn vị thu gom có quyền từ chối rác chưa phân loại và báo cáo cơ quan chức năng để xử lý.
Bao nilong được phân loại thành đống lớn tại Khu liên hợp xử lý rác Biwase Bình Dương.
Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho biết, các đồ án quy hoạch đô thị đều phải có vị trí thu gom, tập kết rác. Ngành Xây dựng đã hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo hệ thống thu gom vận hành hiệu quả.
Trong khi đó, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, để phân loại rác thành công, cần thực hiện đồng bộ bốn nhóm giải pháp: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hỗ trợ doanh nghiệp thu gom và xử lý rác; xây dựng hạ tầng đồng bộ; tăng cường chế tài xử phạt vi phạm; nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo lực lượng thu gom.
Bình Dương có nhiều lợi thế để thực hiện phân loại rác, đặc biệt là hệ thống xử lý rác hiện đại tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương. Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết tỉnh đã xây dựng lộ trình cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng sở, ngành và địa phương. Việc ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác cũng đang được đẩy nhanh để áp dụng trong năm 2025.
Phân loại rác tại nguồn là bước quan trọng để hướng đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, để nguồn rác thải được phân loại tại nguồn, cụ thể từng hộ dân, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng và chính sách, việc nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo động lực để người dân tham gia là yếu tố thuận lợi để thực hiện mục tiêu này. Nếu các giải pháp được triển khai đồng bộ và quyết liệt, Bình Dương hoàn toàn có thể trở thành hình mẫu trong công tác phân loại rác tại nguồn.
Theo TTXVN/Vietnam+
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_235x140/mediav2/upload/2025/02/09/nha-o-080225-1_09022025221657_722.jpg)
-
Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP
-
Bắc Ninh cơ bản hoàn thành giai đoạn cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Ninh Bình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch, văn hóa
- Tết về miền Tây để 'sống xanh', chơi vui và khám phá nông nghiệp
- Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025
- Tết mới với những điều đặc biệt ở Làng Nủ
- Xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống cho người dân
- Tháo gỡ điểm nghẽn giúp nông thôn mới về đích đúng hẹn
- 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao
- Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mới
-
Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát ĐúmHát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ bao đời nay.
-
Phân loại rác ở Bình Dương: Người dân chưa quen, chính quyền chưa quyết liệtPhân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tại Bình Dương, dù đã có nhiều chủ trương và chương trình thí điểm, công tác phân loại rác vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
-
Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
-
Tết Nguyên Tiêu - Ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người ViệtRằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
-
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XVTại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày hôm nay (12/2) và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
-
22 tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ươngChủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương sẽ đoàn kết, trung thành, nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
-
Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứngCảm cúm và cảm lạnh có nhiều biểu hiện tương tự nhau, song cảm cúm dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan, do đó cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có biện pháp điều trị tích cực.
-
Đề xuất sửa quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thônNgân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.
-
Khi Hội vật "cấp làng" vươn tới tầm quốc tếTừ ngàn xưa, đấu vật là một trò chơi dân gian xuất hiện ở hầu hết các làng, xã tại Việt Nam, gắn liền với cuộc sống thường ngày, trong lao động của người Việt. Và khi mùa Xuân đến, các cuộc thi vật sẽ diễn ra khắp các làng, xã, chọn ra người giỏi nhất, tôn vinh tinh thần thượng võ, cổ vũ nhân dân rèn luyện sức khỏe để bảo vệ quê hương, đất nước.
-
Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triểnKết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.
-
1 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm
-
3 Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
-
4 Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025
-
5 Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu