
Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang
Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa.
Say mê truyền nghề
Là người cao niên nhất và cũng là nghệ nhân có tay nghề cao nhất ở làng nghề dệt thổ cẩm Khmer, bà Neàng Samon cho biết, nghề dệt thổ cẩm nơi đây có từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau. Hiện nay, tại ấp Srây Skôth, xã Văn Giáo có nhiều gia đình đã trên 3 thế hệ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống này.
Theo nghệ nhân Neàng Samon, thiết kế hoa văn trên vải dệt của người Khmer thường mang ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng và cuộc sống hằng ngày, người thợ dệt sẽ phác thảo hoa văn trên giấy hoặc trực tiếp trên khung dệt. Có nhiều kỹ thuật dệt khác nhau như dệt trơn, dệt đan, dệt thắt hoa, mỗi kỹ thuật tạo ra những loại vải với hoa văn và đặc tính khác nhau theo mẫu đã thiết kế. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. “Ngày trước mỗi gia đình trong phum, sóc vùng này đều có khung cửi dành cho phụ nữ dệt vải, may quần áo, khăn, xà-rông... Đa phần thiếu nữ Khmer đều biết dệt trước khi lấy chồng. Các cô gái tự dệt những khúc lụa đẹp để may trang phục cho ngày cưới của mình”- nghệ nhân Neàng Samon chia sẻ.
Nghệ nhân Neàng Samon đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm Khmer đã hơn 50 năm và đang tiếp tục truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ sau.
Cũng giống như nhiều phụ nữ Khmer ở ấp Srây Skôth, lên 10 tuổi, chị Neáng Chanh Ty đã được mẹ truyền dạy nghề dệt thổ cẩm và biết dệt thành thạo khi ở độ tuổi trăng tròn. Theo chị Neáng Chanh Ty, từ nhỏ chị đã biết bà ngoại truyền nghề cho mẹ. Sau đó, chị cũng được mẹ hướng dẫn học nghề thành thạo, để rồi lại tiếp tục hướng dẫn cho con gái. Để phát huy nghề truyền thống của gia đình, chị đã phát triển nghề này rộng ra, bằng việc đa dạng sản phẩm, kết hợp với phát triển du lịch đưa khách tham quan đến đây trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.
Là chủ cơ sở quy mô, đồng thời cũng là người truyền nghề cho nhiều lao động nữ tại địa phương, chị Neáng Chanh Ty cho biết, ngày trước, để dệt thổ cẩm, người dân phải trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ… Tuy nhiên, hiện nay, các công đoạn của dệt đã thay đổi một phần, do xu hướng xã hội phát triển, cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân không còn nuôi tằm lấy tơ, mà nhập từ các địa phương khác, về nhưng nguồn nguyên liệu này vẫn đảm bảo thổ sản phẩm thổ cẩm Khmer Văn Giáo thành phẩm có độ mềm, mịn, mát mẻ và sắc óng đẹp mắt.
Theo chị Neáng Chanh Ty, thông thường, một thợ giỏi cũng phải mất 5 - 7 ngày mới xong 1 sản phẩm. Trung bình, mỗi thợ dệt thu được từ 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy theo trình độ người thợ, sản phẩm hoa văn phức tạp hay giản đơn. Mức thu nhập này cơ bản giúp tăng thêm nguồn thu gia đình.
Thợ dệt tỉ mẫn“bắt bông” tạo hình trên từng khung dệt.
Mừng vì những tín hiệu ngày càng khởi sắc của nghề dệt thổ cẩm của bà con Khmer ở xã Văn Giáo, nhưng chị Neáng Chanh Ty cũng phải thừa nhận rằng, các sản phẩm của làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Hơn nữa, việc tiếp cận thị trường của các cơ sở dệt trong làng nghề cũng chưa thực năng động, hầu hết là giao cho các mối quen hoặc đại diện hợp tác xã… Việc tiếp cận các loại hình thương mại điện tử, bán hàng online… còn ít được quan tâm. Các sở sở dệt kinh doanh theo kiểu “có gì bán nấy” dẫn đến sự phát triển của làng nghề có phần bị chững lại…
Hồi sinh làng nghề
Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Khmer ở xã Văn Giáo chủ yếu làm thủ công nên rất dễ nhận biết với các họa tiết, hoa văn cầu kỳ, tinh xảo, chứa đựng giá trị tín ngưỡng, văn hóa lâu đời từ hình ảnh ngôi chùa, hoa, lá hoặc hình tượng Đức phật… Mỗi sản phẩm thổ cẩm Khmer đều mang nét văn hóa truyền thống đặc trưng, không máy móc nào có thể thay thế được dù chỉ là những công đoạn nhỏ nhất.
Nét độc đáo về kỹ thuật nhuộm của làng nghề thổ cẩm Văn Giáo là dùng các loại thuốc nhuộm được chiết xuất từ các loại cây, củ, quả tự nhiên có sẵn trong vùng. Mỗi loại cây sẽ cho ra một màu sắc khác nhau, tạo nên bảng màu đa dạng cho sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm thổ cẩm Văn Giáo được chứng nhận nhãn hiệu tập thể mang thương hiệu "Silk Khmer".
Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có thời điểm nghề dệt thổ cẩm tưởng chừng bị mai một. Các sản phẩm dệt máy công nghiệp vừa nhanh, giá thành rẻ được người dân ưa chuộng khiến nghề dệt thủ công bị cạnh tranh khốc liệt…
Chị Neáng Chanh Đa Ty, Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm Văn Giáo cho biết, cột mốc đánh dấu cho sự “hồi sinh” của làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương là vào năm 1998, từ sự hỗ trợ của Tổ chức CARE (Australia), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang đã triển khai dự án “Khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo”. Năm 2002, địa phương đã tiến hành thành lập “Hợp tác xã dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo”, với sự tham gia của 71 hộ dân, 126 xã viên.
Hiện nay, Hợp tác xã có 63 thành viên, trong đó có 2 nghệ nhân, 2 thợ giỏi. Đây là những “hạt nhân” để chúng tôi duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương.
Năm 2006, sản phẩm “Lụa thổ cẩm Văn Giáo” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Một năm sau đó, nghề dệt thổ cẩm xã Văn Giáo được UBND tỉnh công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Đặc biệt, đầu năm 2023, sản phẩm “xà-rông” của làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Ngoài ra, sản phẩm làng nghề liên tục được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam và đạt nhiều giải thưởng…
Khách du lịch thích thú với những sản phầm thổ cẩm của đồng bào Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm Khmer Văn Giáo đã có mặt ở các thị trường trong và ngoài tỉnh với thương hiệu “Silk Khmer”. Không những vậy, “Silk Khmer” còn được xuất khẩu sang các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar... Một số sản phẩm cao cấp phục vụ khách du lịch đến từ: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Để góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo - một của nghề truyền thống vốn gắn bó lâu đời với cộng đồng người Khmer ở An Giang thực sự khởi sắc, có bước tiến mới cần có sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc tạo cơ chế chính sách, đào tạo nghề, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề...
Theo Chủ tịch UBND xã Văn Giáo Lâm Văn Thiện, thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường đào tạo, truyền nghề và nâng cao năng lực quản trị của hợp tác xã, từng bước tạo việc làm tại chỗ cho người dân. Đồng thời, phối hợp xây dựng, kết nối các tour, tuyến du lịch, đưa khách đến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm, mua sắm sản phẩm làng nghề... Qua đó, vừa phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, mang lại sinh kế cho bà còn, vừa góp phần lưu giữ và thúc đẩy sự phát triển làng nghề để thổ cẩm Văn Giáo trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer ở An Giang.
Theo TTXVN/Vietnam+

-
Kim Động (Hưng Yên) nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
-
Sơn La: Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP ở Yên Châu
-
Xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm ẩm thực, nông sản và OCOP
-
Phân loại rác ở Bình Dương: Người dân chưa quen, chính quyền chưa quyết liệt
- Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP
- Bắc Ninh cơ bản hoàn thành giai đoạn cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Ninh Bình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch, văn hóa
- Tết về miền Tây để 'sống xanh', chơi vui và khám phá nông nghiệp
- Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025
- Tết mới với những điều đặc biệt ở Làng Nủ
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.
-
1 Bộ trưởng Lê Minh Hoan giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội
-
2 “Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”
-
3 Bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh: Mô hình tiến bộ được nhiều nước áp dụng
-
4 Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái Nguyên
-
5 Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam