Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Có “Văn Điển”, lúa các xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh không còn ngại đất nghèo

08:46 17/05/2020 GMT+7

Cây lúa đứng chân trên vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh vốn thật gian nan, như câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy hơn 30 năm trước: “Đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng / cơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồi”. Nhưng thời nay bằng cách sử dụng phân bón thông minh, người nông dân nơi đây đã có những vụ mùa bội thu, không còn nhiều vất vả như xưa.

Thay vì dùng phân đơn, hay các loại phân tổng hợp chỉ có thành phần đa lượng, những năm gần đây bà con nông dân trồng lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh sử dụng đại trà phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chăm bón cho cây lúa cả 2 vụ: Đông Xuân và vụ Mùa. Câu hỏi đặt ra là: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển vượt trội ở đặc điểm gì mà đồng ruộng miền Trung lại ưa chuộng đến vậy?

Bón phân Văn Điển cho cây lúa tại xã Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An.

Đất lúa miền Trung “chua và nghèo dinh dưỡng”

Hình thành bồi tụ từ phù sa của hệ thống sông có dòng chảy ngắn, địa hình dốc từ dãy Trường Sơn đổ ra biển như sông Mã, sông Lam, sông La… Đất ở đây có tính chất đất chua mạnh (pH dưới 4,2), nghèo lân, vôi, kali, magie, cùng các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, các vùng trũng thấp đất thường thiếu silic, với khí hậu tương đối khắc nghiệt như nóng nhiệt độ cao về mùa hè, tần suất xuất hiện mưa bão lớn gây ngập lụt ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất của các giống lúa đặc biệt vụ lúa mùa. Hơn nữa thời gian dài việc chăm bón, kỹ thuật sử dụng phân cho cây lúa ở miền Trung còn hạn chế như: Sử dụng quá nhiều phân đạm, phân đơn, ít chú ý đến phân hữu cơ, nhiều vụ đất không được bón vôi, cũng góp phần làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón, khi sử dụng phân bón NPK thông thường, cây lúa chỉ mới được cung cấp 3 thành phần dinh dưỡng là đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O). Các yếu tố còn lại cần thiết cho cây lúa như: vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S), và các chất vi lượng kẽm (Zn), Bo (B), sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn) và coban (Co)… lại thiếu khá nghiêm trọng. Cây lúa yếu, sức chống chịu các điều kiện ngoại cảnh kém, dễ đổ ngã khi gặp giông bão. Lúa dễ nhiễm sâu bệnh gây hại như đạo ôn vụ Đông Xuân, bạc lá, rầy vụ mùa, năng suất lúa không bền vững. Chất lượng lúa gạo ảnh hưởng do dùng quá mức thuốc bảo vệ thực vật. Cây trồng liên tục lấy đi dinh dưỡng để tạo năng suất làm cho đất giảm sút độ phì nhanh chóng.

Nhưng đó không phải là định mệnh mà người nông dân phải chấp nhận.

Cân bằng dinh dưỡng cho đất lúa bằng phân bón Văn Điển

Hiện nay, với những tiến bộ vượt trội, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra nhiều sản phẩm ưu việt, với lợi thế vượt trội về thành phần các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có tổng số 13 loại dưỡng chất, trong mỗi loại phân trong đó dưỡng chất đa lượng gồm: N, P, K; dưỡng chất trung lượng gồm CaO, MgO, SiO2, S; dưỡng chất vi lượng gồm  Zn, B, Fe, Cu, Mn và Co… Về tỷ lệ dinh dưỡng, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ phân lân nung chảy Văn Điển đa chất dinh dưỡng gồm có: Chất lân =16%, chất vôi = 30%; chất magie = 15%; chất silic = 24%. Các thành phần này được phối hợp cùng đạm urê, kali, lưu huỳnh trên dây chuyền hiện đại, cho ra đời các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dụng cho nhiều loại cây trồng trong đó có cây lúa.

Gần 20 năm qua, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã có mặt trên đồng ruộng miền Trung, những năm đầu là các trình diễn cho kết quả năng suất lúa vượt trội so với bón phân đơn, hoặc NPK thông thường từ 1,5 – 2 lần. Chất lượng gạo nhờ đó cũng tăng, đặc biệt các giống lúa chất lượng. Bà con nông dân ở nhiều vùng đã tin tưởng và hoàn toàn sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cả hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Nếu các bạn tìm hiểu về tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa ở các huyện Hà Trung, Yên Định, Hoàng Hóa, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); Đức Thọ, Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh)… thì sẽ được chứng thực rõ hơn sự tín nhiệm mà bà con nông dân những vùng này dành cho phân bón Văn Điển.

Sản xuất vụ Mùa ở các tỉnh miền Trung thường gặp phải những bất lợi của thời tiết: Nhiệt cao có thể đến 400C, giông gió, bão kèm theo mưa lớn, độ ẩm cao là nguyên nhân phát sinh nhiều sâu bệnh (sâu rầy, cuốn lá, đục thân), bệnh cháy lá (bạc lá), cây lúa đổ non giai đoạn sau trổ, mẩy hạt, đồng thời lúc chuyển vụ từ vụ Xuân sang vụ Mùa, rơm rạ ngoài đồng thối rữa sinh ra nhiều chất độc chua, làm lúa nghẹt rễ, nếu sử dụng phân bón đơn hoặc NPK thông thường thiếu vôi không khử chua đồng thời chất thiếu silic cây lúa yếu, giảm sức chống chịu sâu bệnh và ngã đổ.

Phân bón đa yếu tố NPK 13.3.10 (dạng viên) của Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển được khuyến cáo bón cho chân ruộng mỏng màu để cân đối kali, cũng như các chất silic, magie, vôi, vi lượng. Ảnh tư liệu

Cách chăm bón cho cây lúa vụ mùa bằng phân bón Văn Điển

Đối với cây lúa vùng này, biện pháp hữu hiệu nhất, dễ làm, chi phí thấp, hiệu quả cao là sử dụng phân bón phù hợp. Một trong những gợi ý của kxy sư Nguyễn Xuân Thự là sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng. Bà con nông dân có thể chọn các loại phân bón sau:

– Phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; vôi = 15%; magie = 9%; silic = 14% cùng các chất vi lượng, thành phần đạm (N); kali (K) vừa phải cân đối. (Phân bón lót này khử chua, khử độc cho đất chất lân thúc đẩy phát triển dễ non, silic làm lúa dày bẹ, lá, cứng cây, tăng sức chống bệnh, chống đổ non).

– Phân bón lót: ĐYT NPK 10.7.3 bên cạnh N, P, K cân đối trong thành phần dinh dưỡng còn có hàm lượng vôi, magie, silic cao giúp cho lúa bén rễ nhanh, đẻ nhánh sớm, cứng cây dày lá, ít sâu bệnh.

– Phân bón thúc: ĐYT NPK 12.5.10 (Kết cấu đạm và kali cân đối, lúa đẻ nhánh sớm, nhánh hữu hiệu cao, đòng to, trỗ đều, hạt mẩy).

– Phân bón thúc: ĐYT NPK 13.3.10 (Hàm lượng đạm cao hơn, ưu tiên cho những chân ruộng mỏng màu, cân đối kali, cũng như các chất silic, magie, vôi, vi lượng.

Cách sử dụng:

Bón lót: Tùy theo tập quán ở địa phương cấy hay gieo sạ để lựa chọn phương pháp bón phân: Bón phân lót trước khi cáy, hoặc trước khi gieo sạ; nếu sau bừa ngả trước cấy thì bón phân lót. Đối với gieo sạ thì lúc làm phẳng ruộng hoặc làm luống thì rải phân. Bà con nông dân có thể sử dụng một trong 2 loại phân bón lót, nếu bón ĐYT NPK 5.10.3 thì lượng bón cho 1 sào Trung bộ (500m2) từ 20 – 25kg. Nếu sử dụng ĐYT NPK 10.7.3 thì lượng bón cho 1 sào Trung bộ từ 15 – 18kg.

Bón phân thúc: Chọn một trong 2 loại phân thúc để bón: ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.10, lượng bón thúc cả vụ cho 1 sào từ 20 – 25kg có thể bón thúc một lần (sau cấy 7 – 10 ngày), những địa phương có tập quán bón thúc 2 đợt thì chia lượng phân thúc, bón đợt 1: Sau cấy 7 – 10 ngày bằng 2/3 tổng lượng phân, còn lại 1/3 bón đón đòng. Đối với gieo sạ bón phân thúc một đợt 100% lượng phân thúc khi lúa có 4 lá (dặm tỉa định cây).

Theo ghi nhận thực địa nhiều năm của nông dân cũng như các chuyên gia về phân bón, điểm nổi trội nhất của cây lúa khi được sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là: Cây lúa khỏe, tốt đều, cây cứng, xanh mỡ, chống đổ, chống úng ngập tốt, ít sâu đục thân, rầy, cuốn lá, giảm tối đa bạc cuối vụ, tốt bền, độ đồng đều, đồng ruộng cao, đặc biệt giảm công phun thuốc trừ sâu, năng suất cao, gạo đảm bảo an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đất lúa được bón phân, đa yếu tố NPK Văn Điển đất giảm chua, cân bằng vôi, magie, silic, vi lượng, đất được nâng cao độ phì nhiêu.

                                                              Việt Hà – Nam Phong