Đảm bảo phòng dịch mùa lễ hội sau Tết
Mùa lễ hội, hoạt động du Xuân đang tiếp diễn sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng là lúc thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số nhiễm, số ca nặng, nhất là với nhóm trẻ em sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.
Sáng 27/1, Chùa Hương chính thức khai hội.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, song dự báo tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới, đặc biệt là nguy cơ dịch chồng dịch. Tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể XBB đã lây lan ở nhiều quốc gia. Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 cũng đang gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ. Đáng chú ý, biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron. Vaccine COVID-19 hiện tại vẫn có thể phòng khả năng diễn biến tình trạng bệnh nặng, tử vong.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, trong giai đoạn này, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng bệnh linh hoạt, đẩy mạnh giám sát để đánh giá nguy cơ, làm việc sát sao với WHO và các nước trong khu vực để kịp thời ứng phó. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi người dân vẫn cần phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên...
Cập nhật khám, chữa bệnh những ngày Tết
Cũng theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết Quý Mão 2023, trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão, cả nước có 9.716 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,8% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 1.312 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022.
Theo báo cáo về công tác y tế trong dịp Tết Quý Mão, từ 29 Tết đến mùng 6 Tết, Bộ Y tế cho biết, các bệnh viện đã thực hiện khám, cấp cứu cho trên 312.000 người bệnh; có trên 144.000 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện gần 16.500 ca phẫu thuật các loại (trong đó có 3.627 ca phẫu thuật do tai nạn, cấp cứu); có 2.337 người bệnh tử vong. Các cơ sở y tế đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 18.020 trẻ chào đời.
So với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022, số ca nhập viện liên quan đến tai nạn giao thông trong những ngày nghỉ Tết Quý Mão tăng 15,6%; số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 3,6%. Cụ thể, có 9.716 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,8% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông. 217 trường hợp tử vong, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, giảm 8 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 52,7%. Số ca khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác tăng 25,9%.
Số ca cấp cứu tai nạn đánh nhau cũng tăng 0,7%; số ca tai nạn do đánh nhau phải nhập viện tăng 1,9%.
Ngoài ra, trong dịp Tết Quý Mão, nước ta cũng ghi nhận 686 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, chiếm 0,2% tổng số khám, cấp cứu; có 2 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Bộ Y tế cũng cho biết, đến ngày 26/1, chưa ghi nhận thông tin phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc. Bộ Y tế đánh giá, các đơn vị đảm bảo công việc đúng tiến độ, phòng, chống cháy nổ, trực Tết và có kế hoạch thực hiện các công việc ngay sau Tết; duy trì các hoạt động thường xuyên phục vụ chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, tiêm chủng trong những ngày nghỉ Tết.
Tới đây, Bộ Y tế triển khai Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, triển khai các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí bảo hiểm xã hội.../.
Theo VOV
- Đào tạo về quản lý và điều trị đái tháo đường cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã
- Ca bệnh đầu tiên trong năm ở Hà Nội lây vi khuẩn từ lợn
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
- Không chủ quan với các bệnh nấm phổi thường gặp
- Bộ trưởng Y tế nêu nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2023
- Hơn 96% bệnh viện khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp
- Người đứng đầu đơn vị tổ chức bếp ăn tập thể chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh