Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Để bội thu “Vàng đen”, nhà nông Tây Nguyên cần làm gì trong mùa mưa?

Việt Hà – Nam Phong - 17:00 20/07/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây tiêu nhiều nhất vào mùa mưa (hấp thụ đến 82%). Nhưng làm gì để “Vàng đen” cho thu hoạch bội thu, chất lượng cao và đất đai được bồi bổ? Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, phân bón Văn Điển là một gợi ý cực kỳ hợp lý.

Tây Nguyên là khu vực có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước hơn 80.000ha, là cây trồng có giá trị xuất khẩu cao, việc xác định loại phân và chăm bón phù hợp rất cần thiết để đạt năng suất cao và chất lượng hạt tốt. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ đầu tháng 12 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa cây tiêu phát triển mạnh nhất, tiêu kiến thiết cơ bản (trồng mới), chủ yếu phát triển cành, lá, thân leo. Tiêu giai đoạn cho trái (tiêu kinh doanh) vừa phát triển cành, lá, tán vừa ra bông kết trái, nuôi trái, trái chín cho thu hoạch nhân.

Bón phân Văn Điển đúng cách, cây hồ tiêu sẽ khoẻ mạnh và cho sản phẩm chất lượng cao. Ảnh minh hoạ (Tư liệu).

Theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp, để thu được 3 tấn hạt/ha, cây hồ tiêu lấy đi từ đất khoảng 180kg đạm (N), 60kg lân (P2O5), 150kg kali (K2O), 80kg vôi (CaO), 60kg magie (Mg), 12kg lưu huỳnh (S), 10kg silic (SiO2), và Bo 1,4kg; kẽm (Zn) 0,5kg… Như vậy cây tiêu không chỉ cần N – P – K mà còn cần đầy đủ 4 loại dinh dưỡng trung lượng và 4 loại chất vi lượng.

Dẫn kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong 5 năm của Viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên từ năm 2010 trên đồng ruộng tại Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón có nhiều năm kinh nghiệm) cho biết: Phân bón Văn Điển hiệu quả cao trên cây hồ tiêu ở đất Tây Nguyên, vượt trội hơn các loại phân thông thường khác đến 15%. Cứ 1kg P2O5 trong lân nung chảy Văn Điển cho bội thu đến 29,4 kg hạt tiêu khô. Tương tự phân đa yếu tố NPK Văn Điển hiệu lực cao, trên cây tiêu thời kỳ kinh doanh tăng trên 1,5 lần so với phân bón NPK thông thường. Nguyên nhân là do phân Văn Điển cân đối N.P.K mà còn có từ 6 -30% vôi,  5-10% magie, cùng đầy đủ các chất silic, lưu huỳnh, vi lượng…

Cũng theo kết quả nghiên cứu nói trên, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây tiêu nhiều nhất trong mùa mưa (82%). Bằng thực tiễn sản xuất của bà con trồng tiêu, bằng các mô hình sản xuất phân bón Văn Điển đến nay hầu hết bà con nông dân trồng tiêu trên đất Tây Nguyên đều sử dụng phân bón Văn Điển chăm bón cho tiêu trồng mới cũng như tiêu kinh doanh.

Dùng phân bón công thức nào tốt nhất cho cây tiêu?

Tạp chí Nông Thôn mới xin giới thiệu kỹ thuật chăm bón cây hồ tiêu theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự để bà con áp dụng hiệu quả.

Tiêu là cây trồng thân leo bám trụ, quang hợp chủ yếu bộ lá, phân bổ quanh trụ leo, tiêu có thân ngầm có các đốt phát triển rễ ngang và rễ tơ, rễ tơ cây tiêu lan ra dưới mặt đất theo hình chiếu của tán lá, có đầu nông mút to mỏng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây và dễ bị tổn thương khi bị tác động cơ giới, bởi vậy phải đặc biệt bảo vệ bộ rễ tơ cây tiêu. Nếu rễ tơ bị tổn thương cây tiêu dễ nhiễm bệnh "chết nhanh" không chữa trị được, các tác nhân gây tổn thương rễ tơ như xới xáo đất vùng rễ, bón lượng phân đậm đặc cao ở vùng rễ, không tưới nước, độ ẩm đất quá thấp… Còn bộ lá cây tiêu khỏe luôn đảm bảo màu sắc lá xanh hanh vàng sang như màu lá chanh, màu lá xanh đen là biểu hiện cây yếu, thừa đạm trên lá, dễ nhiễm sâu bệnh gây hại, cây che bóng quá rập rạp cũng làm cho bộ lá cây tiêu giảm quang hợp ánh sáng nên cắt tỉa các cây che bóng để bộ lá cây tiêu quang hợp nhiều ánh sáng hơn. Những vườn tiêu đất dốc cần tạo bồn giữ phân. Tuy nhiên cây tiêu rất sợ "úng nước" nên sau mưa cần kiểm tra ngay đồng ruộng, tiêu hết nước đọng trong bồn và rãnh luống.

Bón lót phân Văn Điển cho tiêu trồng mới

Sau khi xử lý đất, tiến hành đào hố, cắm trụ leo. Mỗi hố trồng bón 15 – 20kg phân bón, hoặc hữu cơ hoai mục

+ 1,5-2,0kg lân nung chảy Văn Điển

+ 0,3-0,5kg NPK 5.10.3 Văn Điển trước khi trồng 7-10 ngày.

Bón phân thúc cho tiêu trồng mới.

Sau trồng 10 ngày, hòa loãng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.5.10 hoặc ĐYT 13.3.10 tưới quanh gốc cách gốc 15 – 20cm, cứ 10 ngày tưới một lần.

- Năm thứ nhất bón: 0,8-1,0kg ĐYT NPK 12.5.10

- Năm thứ hai bón: 1,0 -1,2kg ĐYT NPK 12.5.10

- Năm thứ ba bón: 1,2 -1,5kg ĐYT NPK 12.5.10

Lượng phân bón trên chia bón 3 – 4 lần trong năm, sau bón phân tưới ẩm ngay.

Phân bón đa yếu tố NPK công thức 12:5:10 dùng bón cho cây hồ tiêu. Tư liệu.

Bón phân cho tiêu kinh doanh

Đến năm thứ 4 cây tiêu bắt đầu cho trái, bước vào thời kỳ kinh doanh. Thực hiện quy trình bón 4 dợt hoặc 5 đợt trong năm. Trong đó 4 đợt bón phân vào mùa mưa.

Bón sau thu hoạch trái:

Sau thu hoạch trái tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành khô, sâu, cành vượt, điều chính tán cây cho cành bám đều quanh trụ. Sau 20 – 25 ngày dùng 10 – 15 kg/trụ phân hữu cơ hoai mục đập tơi nhỏ + 2kg lân nung chảy Văn Điển +0,2-0,4kg ĐYT NPK 12.8.12 hoặc ĐYT NPK 13.3.10, rải đều phân dưới tán cây dùng đất ngoài mép bồn hoặc phía ngoài luống phủ kín phân, tưới nước.

Công thức bón phân cho tiêu trong mùa mưa

Mùa mưa Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 5, các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kom Tum, mưa muộn hơn Đắk Nông, Lâm Đồng từ 12 – 15 ngày. Cây tiêu ra bông chủ yếu đầu mùa mưa, trong suốt mùa mưa là thời kỳ nuôi trái lớn đến cuối mùa mưa cũng là thời gian trái già (kết hạt tiêu) cho thu hoạch. Bằng các thực nghiệm cho thấy, cây tiêu cần dinh dưỡng chủ yếu trong mùa mưa đề nuôi trái và duy trì thân lá.

Vì vậy việc bón phân cho cây tiêu sử dụng chủ yếu phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển các loại: Đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.8.12; ĐYT NPK 13.3.13; ĐYT NPK 12.12.17… thành phần dinh dưỡng các loại như sau:

* ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; Ca = 8%; Mg = 6%; Si = 9%; S = 6%; Vi lượng: Bo, Zn, Fe, Cu, Mn, Co.

 * ĐYT NPK 13.3.13 có thành phần: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 13%; Ca = 6%; Mg = 6%; Si = 4%; S = 2%; Vi lượng: Bo, Zn, Fe, Cu, Mn, Co.

* ĐYT NPK 12.12.17 có thành phần: N = 12%; P2O5 = 12%; K2O = 17%; Ca = 4%; Mg = 4%; Si = 4%; S = 2%; Vi lượng: Bo, Zn, Fe, Cu, Mn, Co.

Phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 dùng bón cho hồ tiêu trong mùa mưa.

 Một số lưu ý quan trọng khi bón phân cho cây tiêu

Nguyên tắc bón phân cho cây tiêu là "cho ăn" nhiều lần, mỗi lần bón một ít, sẽ không gây "sót" rễ cây, người trồng tiêu thường ví von bón phân cho cây tiêu như cho "con nít" ăn nhiều bữa sẽ thành công và tránh được bệnh "chết nhanh" rất nguy hiểm cho cây tiêu. Để bón phân hiệu quả, tiết kiệm, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự lưu ý các nhà vườn trồng tiêu như sau:

Bón phân thúc cho cây tiêu chuẩn bị ra bông

Quan sát nách lá cành bánh tẻ, thấy nứt nụ màu trắng thì tiến hành bón phân ngay, lợi dụng thời tiết có mưa để bón đón mưa, nên bón phân vào buổi chiều, rải phân theo hình chiếu của tán lá trở vào gốc, cách gốc 40-60cm. Rải phân xong nếu chủ động tưới hoặc đợi mưa, tuyệt đối không xới xáo gây tổn thương rễ tơ. Loại phân bón nên dùng ĐYT NPK 12.8.12, lượng bón 0,2 – 0,4kg/trụ.

Bón phân thúc cho tiêu sau đậu trái

Khi thấy trái tiêu to bằng hạt đậu xanh (sau đậu trái 25 – 30 ngày) tiến hành bón thúc trái cho tiêu lớn nhanh bằng phân ĐYT NPK 12.8.12 hoặc dùng loại ĐYT NPK 13.3.13, lượng bón 0,2-0,4kg/trụ. Rải đều phân xung quanh hình chiếu tán cây, có thể tưới nước ngay sau bón hoặc bón khi đất còn độ ẩm khoảng 80%. Có thể lấy cỏ, rơm rạ, lá khô tủ kín phân để hạn chế bay hơi.

- Bón phân thúc cho tiêu nuôi trái lớn

Sau đợt bón thúc sau đậu trái chừng 35 – 40 ngày, tiến hành bón thúc tiếp bằng phân ĐYT NPK 12.12.17 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.13, lượng bón 0,3-0,5kg/trụ, cách bón cũng tương tự như các đợt bón trước đó. Có thể bón thêm 1 – 2 đợt nữa tùy theo tốc độ lớn của trái, màu lá và thổ nhưỡng của vườn tiêu. Tiêu trồng dưới 10 năm thì bón mức phân thấp, tiêu trên 10 năm thì bón ở mức phân cao.

Như vậy, với giải pháp sử dụng phân bón thông minh và tiết kiệm, bên cạnh phân hữu cơ, người trồng tiêu chỉ cần dùng lân nung chảy và phân đa yếu tố (ĐYT) NPK của Văn Điển đã có đủ nhất tất cả các loại chất dinh dưỡng cây tiêu cần, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cây khỏe, bộ lá xanh đậm vàng chanh, sáng bóng, bản lá dày, cành thân nhẵn, ngọn nở, trái đồng đều, hạn chế rụng trái, trái khi chín đồng loạt, nhân mẩy, năng suất cao, chất lượng tốt, chế biến xuất khẩu thuận lợi, tiêu thụ dễ dàng trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự lưu ý thêm, một khi bà con sử dụng phân bón Văn Điển đúng cách, thì tiền mua thuốc bảo vệ thực vật cho tiêu cũng được tiết giảm, do cây tiêu đã có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh gây hại. Sau 5 – 6 năm dùng liên tục phân Văn Điển trên rẫy tiêu, độ màu mỡ đất các vườn tiêu được cải thiện, góp phần kéo dài tuổi thọ cây tiêu. Như vậy, phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã và đang góp phần đưa sản phẩm hồ tiêu tây nguyên Tây Nguyên vươn xa, không chỉ ở trong nước mà còn lan tỏa thị trường thế giới.

Việt Hà – Nam Phong