Để quân đội được phục vụ “Gạo ngon nhất thế giới”
Câu chuyện ST25 của Việt Nam được vinh danh gạo ngon nhất, nhì thế giới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ của doanh nhân, nhà khoa học và người tiêu dùng nói chung. Ngay cả cơ quan phụ trách hậu cần quân đội ta cũng đã và đang xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo nội địa, trong đó có đưa giống lúa ST24, ST25 vào hợp tác sản xuất và phân phối, với mục tiêu từng bước cung cấp đủ gạo ngon cho quân đội và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trao đổi với phóng viên Làng Mới về việc đơn vị quân đội tham gia chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, Trung tá Nguyễn Ngọc Thụy, Phó Giám đốc Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) cho biết: Cùng với đà đi lên của đất nước, thế và lực hậu cần của ta ngày càng được tăng cường, với hậu cần khu vực phòng thủ là nền tảng, hậu cần quân đội là nòng cốt… nhằm đảm bảo sức chiến đấu cho bộ đội, tạo ra các khu vực hậu cần có khả năng độc lập tự chủ tại chỗ vững chắc trên từng hướng chiến lược. Bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới vẫn phải là cuộc chiến tranh nhân dân. Điều đó đặt ra những yêu cầu và thách thức mới, cần chủ động chuẩn bị mọi mặt, chú trọng tăng cường khả năng bảo đảm hậu cần độc lập, tại chỗ, khả năng cơ động cao…
Do đó, quân đội cần nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng thế trận và tiềm lực hậu cần, sẵn sàng chuyển hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, lấy hậu cần nhân dân rộng khắp làm cơ sở, hậu cần khu vực phòng thủ làm nền tảng, hậu cần quân đội làm nòng cốt. Thực hiện gắn hậu cần với dân và phát triển kinh tế – xã hội, nhất là ở địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thu hút, huy động nguồn lực hậu cần của toàn dân; rà soát hoàn chỉnh kế hoạch động viên thời chiến, kế hoạch hậu cần bảo đảm cho các tình huống…
Liên kết sinh động giữa “Nhà binh” và “Nhà nông”
Trung tá Nguyễn Ngọc Thụy cho biết, để góp phần thúc đẩy, tự chủ đảm bảo hậu cần Quân đội, hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam phát triển xanh và bền vững, GAET đã liên kết với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT), Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo nội địa với quy mô quy hoạch vùng nguyên liệu 30.000ha sản xuất lúa an toàn, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ vi sinh GAET và thực hiện theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
Trong một lần trực tiếp tham quan thực địa cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã khẳng định: Đây là mô hình kiểu mẫu điển hình của cả nước về quy mô cho đến tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao một cách toàn diện. Việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới.
Việc ứng dụng mô hình máy bay (drone) phun thuốc, phân vi sinh đang đưa ngành Nông nghiệp lên một tầm cao mới. Trong đó chuỗi lúa gạo 30.000ha ứng dụng công nghệ vi sinh Âu Lạc – GEAT sẽ là cơ sở, nền tảng cho một chuỗi giá trị lúa gạo phát triển bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua chuỗi giá trị 30.000ha này, dự án sẽ thay đổi từng bước tập quán canh tác của người nông dân, chuyển từ canh tác hóa học sang hướng sản xuất ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh, phát triển nông nghiệp bền vững, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
Người trồng lúa thu nhập cao hơn 2,53 triệu đồng/ha
Hiện nay, GEAT đã thực hiện chuỗi liên kết khép kín 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý) cùng thực hiện chương trình mô hình điểm tại huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu), huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang), huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh ) nhằm nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của người dân. Kết quả những cánh đồng lúa sử dụng công nghệ vi sinh GAET miễn dịch với sâu bệnh, tiết kiệm được 30-40% phân bón hóa học, giảm từ 2-3 lần phun thuốc trừ sâu bệnh.
So với phương pháp canh tác thông thường có sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, mỗi héc ta tiết kiệm được từ 2,5-3 triệu đồng. Năng suất phương pháp canh tác mới đạt 7,9 tấn/ha, cao nhất trong lịch sử trồng lúa của người dân ở đây. Sau chế biến, hạt lúa cho ra thành phẩm hạt gạo đạt tỷ lệ cao, hạt trong, chắc.
Như vậy với những người nông dân tham gia chuỗi sản xuất an toàn do GEAT thực hiện sẽ có thu nhập cao hơn từ 2,5 đến 3 triệu đồng/ha. Về lợi ích lâu dài, môi trường, đất được cải tạo, an toàn cho người sử dụng, hướng tới một nền sản xuất sạch và thân thiện. Đặc biệt tại vùng nguyên liệu quy hoạch, chuỗi đã thử nghiệm gieo trồng thành công giống “lúa – tôm” ST25 – loại gạo từng đoạt giải ngon nhất thế giới năm 2020 và gần đây tiếp tục vào danh sách một trong 2 loại gạo ngon nhất thế giới, với mục tiêu đưa sản phẩm đặc biệt này phục vụ thị trường trong và ngoài quân đội.
Trung tá Nguyễn Ngọc Thụy cho biết thêm, năm 2021, mô hình hợp tác giữa Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) với Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) được dồn sức vận hành, đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhằm sớm đưa sản phẩm lương thực sạch phục vụ toàn quân.
Hy vọng, trong thời gian không xa chuỗi giá trị lúa gạo an toàn do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn và GAET xây dựng sẽ là một trong những mô hình kiểu mẫu trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản của nước ta.
GAET đang triển khai nghiên cứu hỗ trợ nông dân đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sạch. Ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh thế hệ mới, chế phẩm vi sinh đa năng phục vụ nông nghiệp an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần thiết thực giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, gắn với thế trận quốc phòng, quân sự địa phương.
Lam Giang
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới -
Phát huy vai trò xung kích của nông dân giỏi -
Nông dân Bình Định chinh phục hoa đào phương Bắc -
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng người nông dân phát triển toàn diện
- Giúp nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất
- Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025
- Nông dân Nghi Long tất bật chăm rau phục vụ Tết
- “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
- Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024