Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Điện thoại bị quấy rối đòi nợ, chủ thuê bao cần làm gì?

16:34 23/02/2022 GMT+7
Tình trạng nhắn tin, gọi điện đe đọa, đòi nợ nhiều chủ thuê bao điện thoại vẫn diễn ra trong khi họ không hề liên quan, khiến nhiều người lo lắng, bất bình.

Chị Thu Thủy (Long Biên- Hà Nội) cho biết: “Những ngày gần đây luôn có số thuê bao lạ gọi vào điện thoại di động của tôi để đòi nợ, chửi bới, đe dọa khiến tôi rất lo lắng, cũng không biết làm sao để chặn cuộc gọi. Tôi không vay mượn gì bất kỳ ai”.

Người sử dụng điện thoại bị "đội ngũ" đòi nợ quấy nhiễu

Tương tự, anh Nguyễn Văn Đoàn (Nam Từ Liêm- Hà Nội) cũng cho biết bị quấy rối như trên. “Tôi đã đọc nhiều thông tin cảnh báo như vậy nên không sợ và biết cách xử lý, báo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Tuy nhiên, bị gọi điện đòi nợ quấy rối như vậy rất phiền toái, bực bội”- anh Đoàn nói.

Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656), Trung tâm ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.

Bên cạnh việc thông báo với cơ quan chức năng như cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết, VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ làm phiền nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ.

Bước 2: Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.

Bước 3: Trong trường hợp vẫn bị đe dọa nên thực hiện ngay việc khai báo với cơ quan Công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ./.

Theo VOV

TỪ KHÓA #bài pháp luật